Khám phá

Đây chính là nhân vật có tướng mạo phản trắc nhất Tam Quốc

Tướng mạo phản trắc của người này khiến Tào Tháo bất an và nghi ngờ nhưng lại không dám xuống tay trừ khử.

Luận giải Tam Quốc Diễn Nghĩa: Nhìn Lục Tốn, biết cách sinh tồn / Tam Quốc: 5 người con mà Tào Tháo hài lòng nhất, người đứng cuối lại là người xưng đế

Giai thoại về "tướng lang cố" của Tư Mã Ý từng khiến Tào Tháo "đứng ngồi không yên"

Ngày trước, Tư Mã Ý từng góp công lớn bảo vệ Tào Ngụy trước những lầnBắc phạt của Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán. Sau khi loại trừ được Tào Sảng dưới thời Phế đế Tào Phương, ông chính thức trở thành đại thần quyền lực nhất trong nội bộ triều đình này.

Thế nhưng nhân vật "hô mưa gọi gió" này cũng có lúc bị nghi kỵ khi phụng sự cho Tào Tháo mà nguyên nhân lại đến từ 1 đặc điểm về ngoại hình.

Giai thoại về tướng mạo dễ đem lòng phản trắc của Tư Mã Ý từng được ghi lại trong "Tấn thư" phần "Tuyên Đế kỷ".

Theo đó, Tư Mã Ý năm xưa được miêu tả là người có lòng dạ thâm sâu mà bề ngoài thì tỏ ra khoan dung, dù mang nội tâm đa nghi nhưng lại có tài linh hoạt ứng biến.

Bấy giờ, Tào Tháo nhìn ra Tư Mã Ý nuôi hùng tâm tráng chí, lại nghe nói mưu sĩ này có "tướng lang cố" nên đã tìm cách để kiểm nghiệm.

nhan-vat-phan-trac-phunutoday-1

Ảnh minh họa.

Theo lý giải của "Bách khoa toàn thư Trung Quốc" (Baike), thì "tướng lang cố" được dùng để miêu tả những người có thể chỉ quay đầu lại đối diện với người đằng sau mà không cần xoay người. Đặc điểm này được cho là có nét tương đồng với loài lang sói.

Còn theo quan niệm về nhân tướng học của cổ nhân Trung Hoa xưa, thì người sở hữu tướng lang cố được cho là có dã tâm và lòng dạ thâm sâu, đặc biệt là không cam chịu làm bề tôi dưới trướng kẻ khác và dễ đem lòng phản trắc.

Tào Tháo sinh thời tinh thông tướng thuật, vì vậy càng muốn kiểm chứng lời đồn về "tướng lang cố" của Tư Mã Ý.

Tường truyền 1 lần Tào Tháo có giao cho Tư Mã Ý 1 nhiệm vụ. Khi ấy Ý đang rời đi thì Tào bỗng dưng lên tiếng gọi:

"Trọng Đạt!".

 

Nghe thấy quân chủ cất tiếng, Tư Mã Ý thân thế bất động, chỉ có đầu là quay lại phía sau nhìn Tào Tháo.

Chứng kiến màn này, Tào Tháo không khỏi ngẩn người, trong mắt ánh lên sát khí nhưng vẫn làm như điềm nhiên mà nói:

"Không sao, ngươi lui xuống đi".

Tư Mã Ý hoài nghi không hiểu, lui ra ngoài, còn Tào Tháo từ lúc đó thì liên tục đứng ngồi không yên.

Sự thật cái chết của trung thần và tội đồ nước Ngụy Tư Mã Ý

 

nhan-vat-phan-trac-phunutoday-2

Năm 251, Tư Mã Ý chết vì bệnh, hưởng thọ 73 tuổi. Ông di chúc từ chối lễ tang dành cho quận công, chôn ở núi Thủ Dương, không trồng cây, không xây lăng. Năm 265, cháu nội ông là Tư Mã Viêm tiếm ngôi Tào Phương, xưng đế, lập nên triều Tây Tấn, truy tôn ông là Cao Tổ Tuyên Đế.

Về cái chết của Tư Mã Ý, trong dân gian lan truyền giai thoại “Khổng Minh dẫu chết vẫn không tha Trọng Đạt”. Chuyện rằng, trước khi chết, Gia Cát Lượng đã bỏ ra mấy đêm liền thức dùng thuốc độc tẩm vào từng trang binh thư của mình. Ông biết Tư Mã Ý có thói quen khi xem sách thường đưa ngón tay lên thấm nước bọt để lật trang nên cố ý đầu độc. Quả nhiên, sau Tư Mã Ý tìm mọi cách đoạt lấy cuốn binh thư đó để đọc nên đã trúng độc mà chết.

Tuy nhiên, Tư Mã Ý chết sau Gia Cát Lượng hơn chục năm, hiển nhiên cái chết của hai người chả liên quan gì đến nhau. Có lẽ do người đời quá yêu Gia Cát Lượng và ghét Tư Mã Ý đã gián tiếp gây nên cái chết của ông ở Ngũ Trượng Nguyên nên mới bịa ra chuyện này…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm