Khám phá

Du hành thời gian: Có thể làm được nhưng quá khó đối với con người?

Trong truyện và phim, các nhân vật có thể sử dụng những cỗ máy thời gian hay những ngôi nhà trên cây để quay về quá khứ hoặc đi đến tương lai.

Bí quyết của thợ săn tàng hình "đỉnh" nhất đại dương / Tại sao muỗi hay đốt mắt cá chân người?

time

Ảnh minh họa.

Không may là, đó chẳng phải điều dễ dàng đối với con người chúng ta trong thế giới thực. Hãy đọc tiếp để biết vì sao.

Như đã nói ở trên, có hai loại "du hành thời gian": Quay về quá khứ, và đi đến tương lai.

Quay về quá khứ

Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định việc quay về quá khứ là điều bất khả thi. Kể cả việc gửi thông tin ngược thời gian cũng rất khó để hình dung rồi, bởi nó có thể thay đổi những điều đã xảy ra, vốn là điều không thể.

Ví dụ, bạn trèo cây và ngã gãy tay. Nếu bạn có thể quay về quá khứ và nói với bản thân đừng trèo cây nữa thì sao? Nếu bạn thành công, bạn sẽ không bao giờ ngã và gãy tay. Nhưng khi đó, bạn sẽ chẳng có lý do gì để quay về quá khứ nữa. Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với cánh tay của bạn? Nó đã gãy hay chưa?

 

Nghĩ đến nghịch lý này cũng đủ khiến bạn phải vò đầu bứt tai. Nhưng bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy.

Du hành thời gian là một ý tưởng khiến hầu hết mọi người rối trí. Đó là bởi khi chúng ta nghĩ về thời gian, chúng ta xem nó như một đường thẳng liên tục, với các sự kiện diễn ra liên tiếp nhau, cái sau tiếp nối cái trước.

Nếu chúng ta có thể đi ngược thời gian và thay đổi thứ gì đó đã diễn ra trước, chúng ta sẽ thay đổi trật tự của đường thẳng đó. Tức phá bỏ một quy tắc gọi là "nhân quả".

"Nhân quả" là quy tắc trong đó với mỗi "nguyên nhân" (ví dụ như hành động của bạn) xảy ra trước sẽ dẫn đến một "hiệu ứng" xảy ra sau đó (kết quả của hành động của bạn). Trong ví dụ trèo cây nói trên, nguyên nhân là bị ngã, và hiệu ứng là gãy tay – điều xảy ra bởi bạn bị ngã.

Nhân quả là một trong những quy tắc không thể phá bỏ của vũ trụ. Can thiệp vào nó sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường đối với vũ trụ và với tất cả chúng ta. Các chuyên gia nghĩ rằng bởi vũ trụ tồn tại quy tắc này, nên việc quay về quá khứ chắc chắn là điều bất khả thi, nếu không thì quy tắc này hẳn đã bị phá bỏ từ lâu rồi.

 

time

Không có chiếc xe nào có thể đưa bạn đến tương lai được đâu!

Đi đến tương lai

Nếu quay về quá khứ là bất khả thi, thì liệu chúng ta có thể đi đến tương lai không?

Về cơ bản, chúng ta đã và đang đi đến tương lai, bởi thời gian luôn di chuyển. Mỗi giây trôi qua, chúng ta lại tiến thêm một giây vào tương lai. Nhưng điều này diễn ra với mọi người, nên chẳng thể gọi nó là du hành thời gian được, đúng chứ?

 

Tin hay không tùy bạn, nhưng hai người khác nhau có thể cảm nhận thời gian ở những tốc độ khác nhau. Thời gian trôi qua có sự khác biệt giữa những người di chuyển nhanh so với những người đứng yên. Đây là một thuyết rất phức tạp, gọi là "giãn nở thời gian".

Một người bay từ Hà Nội đến Đà Nẵng sẽ cảm nhận thời gian trôi qua nhanh hơn so với một người khác đang đứng chờ họ ở sân bay mà không di chuyển, trong khi máy bay đang bay trên không. Vậy tại sao chúng ta không nhận ra sự khác biệt này?

Đó là bởi bạn phải di chuyển nhanh hơn nhiều nhiều lần so với một chiếc máy bay mới bắt đầu để ý thấy sự giãn nở thời gian. Kể cả khi bạn đã bay một vòng quanh thế giới, bạn cũng chỉ cảm nhận sự khác biệt ở mức 1/1 tỷ giây so với người đang ngồi ở nhà.

Cách duy nhất để các nhà khoa học biết về sự giãn nở thời gian là bởi những thí nghiệm với độ chính xác không tưởng đã đo được điều đó.

Không may là, khái niệm này vẫn không thể giúp chúng ta "du hành thời gian" được. Nếu bạn bay quanh thế giới trong hơn 4 triệu năm, những người ở trên mặt đất cũng chỉ trải nghiệm thời gian chậm hơn bạn…1 giây mà thôi.

 

Chúng ta có thể đi nhanh đến đâu?

Vậy nếu du hành thời gian chủ yếu xoay quanh tốc độ, câu trả lời hẳn phải là: để du hành thời gian, chúng ta phải đi nhanh hơn, đúng chứ?

Nếu bạn có thể đi đủ nhanh trong đủ lâu, hàng trăm năm theo thước đo của con người có thể trôi qua xuyên suốt cuộc hành trình của bạn, có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy như mình đang đi vào tương lai!

Không may là, tốc độ đủ nhanh mà chúng ta nói ở đây phải là gần bằng tốc độ ánh sáng, vốn là tốc độ nhanh nhất mà không thứ gì có thể sánh kịp. Ánh sáng di chuyển khoảng 1 tỷ kilomet mỗi giờ - rất, rất nhanh.

solar

Tàu thăm dò Parker Solar của NASA

 

Thứ nhanh nhất con người từng tạo ra là tàu thăm dò Parker Solar của NASA, một con tàu vũ trụ được gửi lên Mặt trời vào tháng 8/2018. Nhưng dù nhanh, nó cũng chỉ nhanh bằng 0,064% vận tốc ánh sáng mà thôi. Tức ánh sáng nhanh hơn nó đến hơn 1.000 lần.

Tóm lại, nếu con người muốn ghé thăm tương lai, chúng ta phải nghiên cứu thêm nhiều, nhiều nữa.

Nhìn vào quá khứ

Như vậy chúng ta không thể du hành thời gian. Nhưng chúng ta có thể nhìn vào quá khứ, mỗi đêm!

Ánh sáng có vận tốc không đổi. Nó rất, rất nhanh, nhưng mọi thứ trong vũ trụ ở cách nhau quá xa đến nỗi phải mất một thời gian dài ánh sáng từ những ngôi sao và hành tinh xa xôi mới đến được chỗ chúng ta.

 

Khi ánh sáng từ Mặt trời chạm đến Trái đất, ánh sáng mà chúng ta thấy thực ra đã rời khỏi Mặt trời 8 phút và 20 giây trước. Có nghĩa là chúng ta đang nhìn vào Mặt trời của 8 phút và 20 giây trước trong quá khứ. Nói là "nhìn vào", nhưng bạn nên nhớ là không bao giờ được nhìn thẳng vào Mặt trời nhé, kẻo hỏng mắt đấy.

Ngân hà gần nhất với dải ngân hà của chúng ta là ngân hà lùn Canis Major, cách đây 25.000 năm ánh sáng. Có nghĩa là ánh sáng từ Canis Major phải mất 25.000 năm mới đến được Trái đất.

Khi chúng ta nhìn vào ngân hà này thông qua kính thiên văn, chúng ta thực ra đang thấy nó ở hơn 25.000 năm trước. Do đó, dù rằng không thể tự mình du hành thời gian, chúng ta vẫn có thể nhìn lên bầu trời và thấy được quá khứ mỗi đêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm