Khám phá

Đức: Khai quật ngôi mộ tập thể chứa gần 1.000 thi thể từ đại dịch 'Cái Chết Đen'

Các nhà khảo cổ đã khai quật được bộ hài cốt của khoảng 1.000 nạn nhân tử vong do bệnh dịch hạch ở miền nam nước Đức, đây có thể là ngôi mộ tập thể lớn nhất ở châu Âu từng được ghi nhận.

Dùng 'luật ve sầu', Tư Mã Ý thắng Tào Sảng chỉ sau 1 lần vung kiếm: Nghìn năm vẫn còn đúng / Sau khi Thục Hán diệt vong, con cháu Quan Vũ bị xử tử, vì sao hậu duệ Trương Phi vẫn bình an?

HAI COT

Những bộ hài cốt được chôn cất trong ngôi mộ. Ảnh: CNN

Trong quá trình khảo sát để xây dựng căn hộ mới ở TP Nuremberg, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 8 hố chôn, mỗi hố chứa hàng trăm bộ xương của người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh có niên đại từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17.

Theo Công ty khai quật khảo cổ Terra Verita, trong các hố khai quật đã tìm thấy gần 1.000 thi thể, và con số này được đánh giá sẽ còn tăng lên khoảng 1.500. Terra Verita cũng cho biết, tính đến nay, ba hố chôn đã được khai quật hoàn toàn, các hố còn lại dự kiến sẽ được kiểm tra trong những tuần tới.

Bà Melanie Langbein thuộc Sở Bảo tồn Di sản TP Nuremberg cho rằng: “Những người đó không được chôn cất tại một nghĩa trang thông thường” dù có nghĩa trang khác để an táng người mắc bệnh dịch hạch ở Nuremberg.

Bà nhận định: “Điều này có nghĩa là một số lượng lớn người chết cần được chôn cất trong một khoảng thời gian ngắn mà không được thực hiện các phong tục của Cơ đốc giáo”. Vì lý do này, một trận dịch như bệnh dịch hạch “rất có thể” là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của ngôi mộ tập thể.

Trong các ngôi mộ, nhiều thi thể được xếp chồng lên nhau trong tư thế ngồi. Xác của trẻ em và hài nhi bị ép vào hố giữa những thi thể khác như để lấp đầy mọi khoảng trống. Một hố chôn còn ghi nhận số lượng người được chôn cất lên tới gần 300 thi thể.

 

hai cot1

Nhà khảo cổ phải làm việc trên một tấm ván do mật độ thi thể lớn. Ảnh: CNN

Các nhà khảo cổ đã sử dụng phương pháp cacbon phóng xạ để xác định niên đại của ngôi mộ tập thể. Kết quả cho thấy chúng tồn tại từ khoảng cuối những năm 1400 đến đầu những năm 1600, ngoài ra, những mảnh gốm và đồng xu có niên đại ở cuối giai đoạn đó cũng được tìm thấy tại ngôi mộ này.

Họ cũng phát hiện một ghi chép từ năm 1634 mô tả chi tiết về đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người vào năm 1632-1633, trong đó chỉ ra gần 2.000 người đã được chôn cất gần St. Sebastian Spital, địa điểm vừa mới được khai quật.

Bằng chứng này khiến nhóm nghiên cứu kết luận rằng những bộ hài cốt cổ hơn đã có niên đại từ đại dịch 1632-1633.

Julian Decker, Giám đốc Công ty khảo cổ In Terra Veritas, rất ngạc nhiên trước phát hiện: “Không có dấu hiệu nào cho thấy những ngôi mộ trên cánh đồng này”.

 

Decker cho rằng ngôi mộ có thể chứa hơn 1.500 thi thể: “Cá nhân tôi dự đoán con số này sẽ đạt mức 2.000 thi thể hoặc thậm chí cao hơn, khiến đây trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất ở châu Âu”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm