Khám phá

Dựng lại gương mặt của xác ướp Ai Cập bằng máy in 3D

Đầu và gương mặt của một xác ướp Ai Cập đã được tái tạo lại bằng phương pháp khoa học pháp y và in 3D. Điều này đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn về cuộc sống của người đã chết vào thời xa xưa.

Bức tranh bí ẩn bên trong quan tài của xác ướp Ai Cập 3.000 năm tuổi / Bí ẩn về xác ướp của Pharaoh bị “gạch” khỏi danh sách Pharaoh Ai Cập

Đầu xác ướp được tìm thấy một cách tình cờ trong bộ sưu tập hiện vật của Đại học Melbourne ở Úc. Một người bảo vệ tại đây tìm thấy nó trong một cuộc tổng khảo sát bảo tàng, và đưa mẫu vật vào máy chụp cắt lớp (CT).

“Hộp sọ khá nguyên vẹn, nó được băng bó kỹ ở bên ngoài và bên trong. Điều này khiến chúng ta có nhiều thứ để nghiên cứu trên hộp sọ này”, nhà nhân chủng học Varsha Pilbrow tại khoa Giải phẫu học và Thần kinh học thuộc trường Đại học Melbourne, cho biết.

Với sự hỗ trợ của công nghệ chụp ảnh hiện đại, Pilbrow và nhóm của bà đã tạo ra một bản sao hộp sọ xác ướp bằng máy in 3D. Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu đặc điểm xương mặt của mẫu vật, chẳng hạn như kích thước và góc của hàm, hốc mắt để xác định rằng xác ướp này đã từng là một phụ nữ.

Người phụ nữ này đã sống không quá 25 tuổi và lúc cô chết cũng là một thời điểm quan trọng để được ướp xác. Các nhà khoa học đã tái dựng lại được khuôn mặt của xác ướp mà không làm hư hại mẫu vật gốc.

Nguồn gốc thật sự của xác ướp vẫn còn chưa được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học nghĩ rằng nó thuộc bộ sưu tập cổ vật của Frederic Wood Jones, một giáo sư khảo cổ học ở Ai Cập và trở thành trưởng khoa của khoa Giải phẫu học và Thần kinh học thuộc trường Đại học Melbourne vào năm 1930.

Dựng lại gương mặt của xác ướp Ai Cập bằng máy in 3D - 1

Hộp sọ được dựng lại bằng kỹ thuật in 3D từ mẫu vật gốc được ướp xác cách đây 2000 năm. Ảnh: Đại học Melbourne.

Từ đặc điểm của vải băng xung quanh xác ướp, các nhà khoa học cho rằng mẫu vật được ướp xác ở Ai Cập vào khoảng 2000 năm trước đây. Sắp tới, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng carbon phóng xạ để cho kết quả chính xác hơn về mẫu vật.

Trong khi đó, việc quét cắt lớp (CT) và in 3D hộp sọ đã hé lộ nhiều chi tiết khác về xác ướp, như căn bệnh bất thường về răng của cô gái.

“Chúng tôi nhận thấy rằng phần đỉnh hộp sọ rất mỏng và rất xốp. Điều này cho thấy cô đã từng bị thiếu máu trầm trọng. Sự thiếu hụt hemoglobin và oxy sẽ dẫn đến sưng tủy xương – một cơ quan sản sinh ra tế bào hồng cầu – từ đó dẫn đến loãng xương ở sọ. Thiếu máu và các bệnh lý về răng xảy ra khá phổ biến trong cộng đồng người Ai Cập thời xa xưa. Điều này khiến dân số của họ giảm khá nhiều, bà Pilbrow cho biết.

 

Bà Pilbrow cùng đồng nghiệp sẽ đào sâu hơn vào những chi tiết để tìm hiểu về cái chết của cô gái.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm