Giải mã bí ẩn thanh kiếm Nhật dài 3,7m, nặng gần 15kg, từng bị nghi là vũ khí của người khổng lồ
Thống trị "kiếm hiệp" Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại "lép vế" hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? / Kiếm bộn tiền với nghề... câu xác người chết đuối
Trường kiếm là một trong những vũ khí xuất hiện trong thời chiến quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, thanh kiếm khổng lồ Norimitsu Odachi có thể được xem như "quái vật" trong số các thanh kiếm huyền thoại. Nó được rèn vào khoảng thế kỷ thứ 15 sau Công nguyên, dài gần 4 mét và nặng tới gần 15 kg.
Lịch sử của Odachi
Người Nhật được tôn sùng trên thế giới vì nghệ thuật chế tác kiếm tinh tế. Ngày nay, Katana là loại kiếm Nhật nổi tiếng nhất do sự liên kết mật thiết của nó với hình ảnh các samurai. Tuy nhiên, cũng còn nhiều loại kiếm đặc sắc khác từng được phát minh dù không còn phổ biến ở các thời kỳ sau này. Một trong số đó chính là trường kiếm Odachi.
Lưỡi kiếm Odachi thường dài khoảng 100 cm, một số thanh được ghi nhận có lưỡi dài tới gần 2m. Người Nhật cổ thường có chiều cao khiêm tốn, nên một thanh trường kiếm dài hơn 100 cm cũng có thể được liệt vào danh sách các vũ khí tầm xa. Odachi thường được sử dụng vào nhiều mục đích, có thể dành cho kỵ binh ngồi chém trên trên lưng ngựa, hoặc dành cho các đơn vị bộ binh chống lại kỵ binh đối phương.
Thực tế, Odachi từng là loại vũ khí được ưa chuộng trên chiến trường Nhật Bản ở thời kỳ Nanboku. Tuy nhiên, chiều dài của chúng có thể gây khó khăn nhất định cho các chiến binh. Kiếm thường luôn phải để trong vỏ để hạn chế gỉ sét và hư hại, Odachi cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng tại nhiều khoảnh khắc trên chiến trường, các võ sĩ sẽ cảm thấy bất tiện bởi Odachi có lưỡi quá dài, gây khó khăn trong việc rút kiếm ra khỏi bao. Chính sự cải tiến vũ khí về sau này trở thành một phần nguyên nhân giúp cho thế lực Mạc phủ Tokugawa dành được ưu thế trong thời kỳ chiến Quốc Nhật Bản. Odachi dần dần bị thay thế bởi những vũ khí tiện dụng hơn.
Norimitsu Odachi là một thanh kiếm bất thường
Khác với các loại kiếm chuyên dùng trong nghi lễ, Odachi là loại kiếm được chế tác chủ yếu cho mục đích chiến đấu. Chính vì lẽ đó, thanh kiếm khổng lồ Norimitsu Odachi dài tới tận 4 mét và nặng gần 15 kg đã gây thắc mắc về việc chủ nhân sử dụng nó là ai? Khi nhìn vào Norimitsu Odachi, nhiều người chắc chắn nghĩ tới việc thanh kiếm này đã được rèn cho một chiến binh khổng lồ.
Trong một số kinh thư cổ của Nhật Bản từng nhắc đến các võ sĩ khổng lồ sử dụng các thanh trường kiếm Odachi phù hợp với kích thước của họ. Số lượng người ‘khổng lồ’ này dù là cá biệt nhưng được mô tả khá chân thực. Nếu một người có chiều cao từ 2m trở lên với sức mạnh cơ bắp khủng khiếp, ông ta hoàn toàn có thể sử dụng 1 thanh trường kiếm dài 4m.. Hiệu ứng đe dọa tâm lý kẻ thù và sức mạnh càn lướt của việc kết hợp này có lẽ không cần bàn cãi trong thời đại thiên về giao tranh cận chiến.
Các giả thuyết khác
Một điều mà các nhà nghiên cứu cùng đồng thuận nằm ở giá trị của thanh kiếm Norimitsu Odachi. Một thanh kiếm có lưỡi dài tới 4 mét, nặng 15 kg thật sự rất khó chế tạo. Ngoài lượng sắt sử dụng để đúc tạo, người thợ rèn cũng phải có tay nghề rất cao. Chủ nhân cho rèn thanh kiếm ít nhất phải là một người giàu có để đủ kinh phí đầu tư vật liệu và thuê nghệ nhân đúc kiếm giỏi.
Nếu không vì lí do đúc kiếm cho một chiến binh khổng lồ sử dụng, sẽ có một số các giả thuyết khác được đưa ra dựa trên giá trị sử dụng của Norimitsu Odachi.
Đầu tiên, Norimitsu Odachi có thể được coi như một bảo vật chiến tranh, được đúc ra với mục đích làm biểu tượng chiến thắng cho một đội quân coi trọng sức mạnh chiến đấu. Ở mỗi dịp trước khi xuất quân, thanh kiếm khổng lồ sẽ được khiêng đặt ra trước mặt ba quân để cổ vũ sĩ khí.
Giả thuyết tiếp theo, Norimitsu Odachi là một sản phẩm giành…giải nhất trong một cuộc thi tài rèn kiếm. Các lãnh chúa tổ chức ra một cuộc thi và chọn lựa ra thanh kiếm mà họ ấn tượng nhất. Sau khi trao giải và vinh danh nghệ nhân chiến thắng, thanh kiếm sẽ được đặt vào các ngôi đền Thần Đạo như một món quà dâng lên thần linh. Do rèn một thanh kiếm lưỡi dài và nặng đặc biệt khó khăn nên nghệ nhân rèn kiếm quyết định chọn lựa đúc ra Norimitsu Odachi để chứng tỏ khả năng.
Giả thuyết thứ ba liên quan tới sự tương đồng trong một số câu chuyện cổ Nhật Bản. Trong đó có nhắc tới việc một vùng đất bị đe dọa bởi giặc cướp ngoại xâm. Biết không thể đấu lại được kẻ thù, một người hùng cơ mưu đã nghĩ ra ý tưởng cho đúc một thanh kiếm khổng lồ.
Thanh kiếm sau đó được đặt tại nơi mà quân địch có thể nhìn thấy, khiến chúng nghi hoặc về việc ai sẽ sử dụng thanh kiếm này? Cuối cùng do nghi ngờ về việc vùng đất nọ có các chiến binh khổng lồ, lũ giặc đã lo sợ rút lui và không dám quay trở lại. Norimitsu Odachi đã trở thành nỗi đe dọa ám ảnh của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài người chưa từng biết ẩn nấp ở châu Á suốt 100.000 năm