Giải mã 'bùa yêu' của người Ai Cập cổ đại
Một mảnh giấy cói từ thời Ai Cập cổ với một tổ hợp hình ảnh bí ẩn vừa được giải mã thành công, tiết lộ cho con người thời nay về một dạng bùa yêu từng được người xưa sử dụng.
Mũi tên tẩm thuốc độc của người xưa nguy hiểm thế nào? / Khó tin: Hoàng đế La Mã đánh thuế... nước tiểu
Giảng viên Korshi Dosoo của Đại học Strasbourg (Pháp) cho hay “đặc điểm ấn tượng nhất (của mảnh giấy cói) chính là những đường nét được vẽ lên trang giấy”.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Coptic Studies, nhà nghiên cứu Dosoo ước tính mảnh giấy có niên đại cách đây khoảng 1.300 năm, vào thời điểm đạo Thiên Chúa được truyền bá rộng rãi tại đất nước của các kim tự tháp. Trong bức tranh, một sinh vật có cánh bên trái (có thể là con đực) dường như dùng mỏ mổ vào miệng đang hé mở của sinh vật bên phải (con cái). Một đôi tay ôm trọn hai sinh vật này, với bề ngoài khác biệt nhỏ cho thấy sự phân biệt về giới tính, tạo nên sự kết nối giữa chúng.
Bên cạnh hình ảnh, mảnh giấy còn ghi lại một dòng bùa chú được viết bằng ngôn ngữ Coptic của người Ai Cập. Chỉ còn một số đoạn tồn tại đến ngày nay, nhưng các chuyên gia cũng tìm được cách giải mã dòng chú bí ẩn có nội dung là: “Con cầu xin người... Đấng Giêsu - Chúa của người Israel...”, và đề cập đến “mỗi đứa con của Adam...”, nhân vật mà theo Kinh thánh là người đầu tiên trên trái đất, cùng sống với người phụ nữ đầu tiên là Eva tại vườn Địa đàng trước khi bị trục xuất vì nếm trái cấm. Dòng chữ rời rạc còn đề cập đến cái tên Ahitophel, người đã phản bội vua David.
Mảnh giấy cói còn sót lại dường như là một trang của cuốn sách bỏ túi của một pháp sư Ai Cập thời xưa, theo chuyên gia Dosoo. Nội dung vừa được giải mã khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn khi xác định mục đích của bùa chú dạng này, nhưng học giả Pháp cho rằng nó có thể liên quan đến tình yêu, nhiều khả năng dùng trong các trường hợp tình yêu ngang trái, như trong tình cảm tay ba, hoặc khi một người đàn ông đem lòng yêu thương một phụ nữ mà mình không thể kết hôn.
Dựa trên các tài liệu cổ, có vẻ như bùa yêu thời xưa tại Ai Cập thường được sử dụng không phải vì người phụ nữ chẳng có tình cảm với người đàn ông, mà thay vào đó do đối tượng yêu đương là một cô gái chưa chồng được gia đình bảo vệ chặt chẽ, hoặc đã bước vào cuộc hôn nhân với người khác.
Tài liệu trên được tìm thấy tại Đại học Macquarie (Úc), nhưng không hề có thông tin lưu trữ nào cho thấy xuất xứ hoặc gốc gác của tấm bùa yêu này. Đại học này đang sở hữu bộ sưu tập gồm khoảng 900 mảnh giấy cói cổ; đa số được mua hoặc quyên góp trong giai đoạn 1972 - 1985. Cho đến năm 2007, nhà trường quyết định ngưng việc thu mua hoặc tiếp nhận những loại tài liệu cổ này nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán tài liệu bất hợp pháp.
Theo thanhnien.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người ngoài hành tinh chưa hẳn là 'con người', dạng sống của họ có thể ngoài sức tưởng tượng
CLIP: Chim sẻ táo tợn khiến gà trống phải "bỏ chạy" trong trận chiến bất ngờ
CLIP: Rắn hổ nhận kết cục đắng khi xâm nhập tổ chim hải âu non
Mổ bụng cá trê bắt từ dưới ao phát hiện thứ kinh hoàng, ai nhìn cũng ám ảnh
New York: Quái thú hơn 11.000 tuổi tự trồi lên giữa sân nhà
CLIP: Báo đốm bất ngờ thất bại khi để con chim non tuột khỏi móng vuốt
Cột tin quảng cáo
Phần còn lại của bùa yêu được Đại học Macquarie lưu giữ.