Khám phá

Giải mã về hiện tượng người chết đuối 'thổ huyết' khi người nhà đến gần

Có trường hợp chết đuối rồi vẫn còn 'thổ huyết'? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này.

Những bí ẩn lớn nhất chưa có lời giải trong năm 2020 / Bông hoa triệu năm tuổi nguyên vẹn như mới hái trong hổ phách

Trước những câu hỏi được đặt ra xung quanh việc người chết không nhắm mắt, chết đuối 'thổ huyết' và những bí ẩn xung quanh người chết ít nhiều có yếu tố oan khuất.Chia sẻ trên báo chí,Tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia đã từng nóivề vấn đề này.

>> Xem thêm: Có hay không chuyện chim lợn kêu là điềm báo có người chết?

Trả lời câu hỏi vềhiện tượng người chết không nhắm mắt liệu có phải do yếu tố oan khuất như dân gian vẫn thường đồn đại hay còn một vấn đề nào khác. Tiến sỹ Dương cho biết,Đây là hiện tượngthường được thêu dệt cho thêm phần kỳ bí, rùng rợn. Nhưng ở góc độ khoa học, nó lại rất dễ giải thích.

Ảnh minh hoạ.

Thứ nhất, hiện tượng này có thể diễn ra ở những người chết vì bị ngộ độc thuốc co cơ như ăn phải mã tiền chẳng hạn.

>> Xem thêm: Bí ẩn gần 1.000 tượng đá khổng lồ làm 'đau đầu' giới khoa học

Thứ hai, ở những người chết rất bất ngờ, trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết đã ở một trạng thái ngạc nhiên, sốc tạo nên một phản xạ mở mắt phản ứng trước khi ngưng thở.

Thứ ba là những người chết trong các cơn co giật như bị phong đòn gánh, bị chó dại cắn. Tất cả những trường hợp đó sẽ tạo nên hiện tượng người chết không nhắm mắt hoặc chỉ nhắm một phần. Xét trên cơ sở khoa học, đó là hiện tượng co cơ chứ hoàn toàn không phải yếu tố tâm linh gì.

>> Xem thêm: Giải mã 'bí mật' tại sao cây gỗ sưa 'đắt hơn vàng'

 

Nói về hiện tượng người chếtđuối 'thổ huyết'.Tiến sỹ Dương cho biết, với công việc của mình, ônggặp không ít những trường hợp như thế. Thực tế, hiện tượng thổ huyếtsau khi chết là một biểu hiện về bệnh lý. Người ta thường bảo, người chết đuối oan chẳng hạn, khi người thân như vợ, chồng, con cái, cha mẹ đến thì hộc máu ra.

Thực ra, với người chết đuối, thời điểm bị ngạt nước, họ hít vào quá mạnh làm vỡ các phế nang khiến cho nước có thể tràn vào trong máu. Khi nạn nhân uống nước quá nhiều dẫn đến co cứng thì nước có thể chảy ra mang theo máu. Đây là hiện tượng thường gặp với tất cả người chết đuối chứ không hẳn chỉ là người chết oan, có điều thời điểm tràn máu ra sớm hay muộn, nhiều hay ít mà thôi.

>> Xem thêm: Giải mã tại sao con người hầu như không bị ung thư tim

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm