Giếng cổ liên tục phát ra âm thanh 'thùng thùng' kỳ quái: 6 năm đào bới cật lực, chuyên gia phát hiện chân tướng đáng kinh ngạc!
Ngọn núi thiêng kỳ bí ở Hy Lạp, nơi cấm tuyệt đối phụ nữ đặt chân tới / Ngỡ ngàng vẻ mê hoặc của Mũi Tàu Bể, điểm đến của sự tuyệt mỹ
Từ sự việc kỳ lạ của chiếc giếng cổ, Cục Di tích Văn hóa Thượng Hải đã quyết định tổ chức một cuộc khai quật vào năm 2010. Nào ngờ nhóm khảo cổ phải mất tới 6 năm khai quật mới tìm ra chân tướng của sự việc.
Công việc khai quật tại giếng cổ đã ngay lập tức được tiến hành sau sự việc kỳ lạ. (Ảnh: Kknews)
Công tác khai quật giếng cổ đã thu được rất nhiều kết quả khả quan. Giếng cổ sâu tới hơn 5m, trên những viên gạch xây giếng đều được khắc tên người thợ. Ngoài ra, họ còn tìm thấy rất nhiều mảnh sứ, móng tường, bếp lò, gạch chịu lửa… đều là những kiến trúc thuộc về một công trình cổ.
Ngôi chùa bên dưới giếng cổ
Sau khi xem xét các dữ liệu lịch sử, các nhà khảo cổ học phát hiện rằng giếng cổ có kích thước này chỉ xuất hiện trong các đền thờ hoặc chùa của thời nhà Tống. Trong sử sách, tại vị trí của giếng cổ này ở thời Tống đã từng có ngôi chùa Long Bình tọa lạc.
Những cổ vật được tìm thấy bên trong cung điện dưới lòng giếng cổ. (Ảnh: Kknews)
Mãi tới năm 2016, nhóm khảo cổ mới tìm được vị trí chính xác của cung điện dưới lòng đất bên dưới chân bảo tháp của chùa Long Bình. Ở chân tường bên trong của cung điện, họ đã tìm được vô số tiền xu cổ, ước tính phải tới hàng chục nghìn đồng tiền có niên đại từ thời nhà Hán đến nhà Tống được bỏ lại.
Bên trong cung điện dưới lòng đất của chùa Long Bình, các chuyên gia cũng tìm thấy rất nhiều di vật văn hóa quý giá như thìa bạc, cặp tóc bạc, gương đồng, tượng rùa bạc, tượng Thích Ca… Thế nhưng, kho báu giá trị nhất mà họ tìm thấy chính là hộp đựng xá lợi của Phật.
Rất nhiều đồ gốm sứ cổ được tìm thấy. (Ảnh: Kknews)
Mặc dù không thể sánh với hộp đựng xá lợi 8 lớp được tìm thấy tại chùa Pháp Môn, hay hộp 7 lớp của Triều Dương Bắc tháp, nhưng chiếc hộp của chùa Long Bình cũng có tới 5 lớp được làm từ các chất liệu như đá, gỗ, sắt, vàng và bạc. Bên trong lớp của cuối cùng là một bình nhỏ bằng đồng khắc chữ bạc đựng 4 viên xá lợi Phật.
Được biết, ở thời cổ đại, thị trấn Bạch Hạc được gọi là thị trấn Thanh Long. Theo sử sách ghi chép lại, thị trấn Thanh Long là một thương cảng vô cùng quan trọng. Dựa vào vị trí địa lý thuận lợi của Lệ Giang thông ra biển, thị trấn Thanh Long là nơi trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Kho báu giá trị nhất chính là những viên xá lợi Phật của chùa Long Bình. (Ảnh: Kknews)
Chùa Long Bình là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Thanh Long trấn nhưng do sự suy tàn của thị trấn, ngôi chùa này đã biến mất không rõ nguyên nhân. Nhưng việc phát hiện ra cung điện dưới lòng giếng cổ này đã trực tiếp chứng minh rằng những ghi chép về thị trấn Thanh Long trong tư liệu lịch sử là đúng sự thật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính