Giếng cổ nghìn tuổi đột ngột phun lửa, đội khảo cổ liều mạng trèo xuống kiểm tra, phát hiện bí mật dưới đáy giếng
Tìm thấy hóa thạch cổ nhất của người hiện đại ngoài châu Phi / Tận mục căn nhà cổ trăm tuổi tại Hà Giang
Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vị trí làng Lý Gia thuộc vùng núi Long Sơn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vốn chỉ là một vùng quê hẻo lánh với phong cảnh thiên nhiên hữu tình.
Đến năm 1985, điều bất ngờ xảy ra khi một nhóm người dân phát hiện đồ gốm và vũ khí khi đang đào khu đất sau nhà, cảm thấy những món đồ cổ này ở đây ắt phải có lý do đặc biệt nên họ đã lên trình báo với chính quyền địa phương.
Khi đội khảo cổ đến nơi và tiến hành khai quật, các chuyên gia đã có thể xác định khu vực ngôi làng Lý Gia hiện nay thực tế là một cổ trấn sầm uất xuất hiện từ khoảng 6.000 năm trước.
Những ghi chép trong "Long Sơn quận chí" cho thấy, Lý Gia từng là một thị trấn của nước Sở dưới thời Chiến Quốc, tuy nhiên, kể từ khi nhà Tần phát triển phương Bắc lớn mạnh, cổ trấn này đã sát nhập vào nước Tần.
Tại di chỉ khảo cổ này, người ta đã tìm thấy một đoạn tường thành còn tương đối nguyên vẹn cùng với nhiều ngôi mộ cổ từ thời nhà Tần và nhà Hán, giúp đóng góp cho việc nghiên cứu lịch sử hai triều đại này.
Không dừng lại ở đó, điểm hấp dẫn nhất của Lý Gia cổ trấn còn phải kể đến chiếc giếng được mệnh danh là "Trung Hoa đệ nhất giếng". Vậy chiếc giếng cổ này có gì đặc biệt?
Chiếc giếng cổ phun lửaTrong một lần hợp tác xây dựng trạm thủy điện tại Lý Giang cổ trấn, các chuyên gia đã tiến hành khai quật cứu hộ để đảm bảo không có bất kỳ di vật văn hóa nào bị bỏ sót hay làm hư hại trong quá trình thi công. Kết quả là trong lần khai quật này, người ta phát hiện ra ba chiếc giếng có tuổi đời hàng nghìn năm.
Bất ngờ hơn nữa, khi các chuyên gia dùng dụng cụ để khảo sát độ sâu của một chiếc giếng, một ngọn lửa xanh bí ẩn đã bất ngờ bùng lên từ miệng giếng.
Lửa cháy không quá to nhưng đủ khiến cư dân địa phương chứng kiến cảnh tượng ma quái này cảm thấy vô cùng sợ hãi. Đội khảo cổ hiện trường thì vẫn vô cùng bình tĩnh, họ tin rằng mọi sự kiện đều có thể giải thích bằng khoa học nên đã quyết định khi ngọn lửa tắt sẽ trực tiếp trèo xuống đáy giếng xem xét tình hình.
Sau khi tiến hành kiểm tra, nhóm khảo cổ nhanh chóng kết luận được lý do đơn giản khiến giếng bốc cháy là do một hỗn hợp khí bao gồm metan (CH₄), hydro sunfua (H₂S)và carbon dioxide (CO₂)tích tụ bên dưới đáy giếng.
Các loại khí này thường xuất hiện trong các đầm lầy tự nhiên, môi trường tương tự với lớp bùn dày ở đáy giếng. Khi đột ngột tiếp xúc với không khí, hỗn hợp chất khí sẽ gây ra hiện tượng cháy, xuất hiện ngọn lửa màu xanh.
Bí mật dưới đáy giếngChính lúc đi xuống đáy giếng để tìm câu trả lời cho vụ hỏa hoạn, đội khảo cổ lại tình cờ tìm thấy những mảnh thẻ tre trộn lẫn trong bùn đất. Lúc này, họ mới bất ngờ nhận ra mình vừa khai quật được một báu vật vô giá đã ngủ yên suốt 2.000 năm dưới đáy giếng, đó chính là những tài liệu chép sử.
30.000 tấm thẻ tre khắc ký tự này chính là tài liệu lịch sử thất lạc từ thời nhà Tần. Cuốn sử viết trên nan tre được ghi chép rất chi tiết, cụ thể từng sự kiện lịch sử đương thời.
Tài liệu được đánh giá là vô cùng quý giá, đóng vai trò lấp đầy những khoảng trống lịch sử quan trọng của cả một triều đại bởi rất nhiều sử liệu của thời Tần từng bị thiêu rụi trong cung A Phòng khi Hạng Vũ tiến vào Hàm Dương đốt thành. Đây cũng chính là lý do chiếc giếng trong Lý Gia cổ trấn được mệnh danh là "Trung Hoa đệ nhất giếng".
Khó có thể tưởng tượng được đội khảo cổ lúc ấy đã phấn khích ra sao khi tình cờ phát hiện được báu vật vô giá này trong một chiếc giếng tưởng như rất bình thường. Đây quả là một sự kiện vô cùng hy hữu trong ngành khảo cổ!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm