Hàng trăm sử gia đau đầu vì một câu hỏi lịch sử: Bỗng một ngày, anh thợ lò gạch tìm tới và giúp giải đáp tất cả!
'Ngũ đại cổ vật' không thể sao chép của Trung Quốc: Được định giá không dưới 1 tỷ NDT / Kho báu quốc gia bị lũ vùi lấp: Sau khi "tái xuất", chuyên gia định giá 1 món cổ vật tương đương 2 tấn vàng!
Nhắc đến thời kỳ nhà Chu, những độc giả yêu thích tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc chắc chắn đã quá quen thuộc với những nước chư hầu như Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần. Ngoài những quốc gia này, trên thực tế còn có rất nhiều quốc gia khác, vì thực lực yếu nên đã nhanh chóng bị lãng quên.
Tuy nhiên những ghi chép lịch sử về những quốc gia này vẫn tồn tại theo năm tháng. Chỉ có điều, ngoài ghi chép trên tư liệu thành văn thì dấu tích khảo cổ là một điều kiện đủ để chứng minh sự tồn tại của chúng.
Trong đó, Ứng Quốc là một quốc gia như vậy. Hàng trăm chuyên gia lịch sử từng bắt tay truy tìm dấu tích của vương quốc này nhưng không có kết quả. Cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, câu hỏi về Ứng Quốc mới được giải đáp, nhờ công lao của một anh thợ lò gạch.
Chiếc âu cao 21 cm, đường kính bụng là 19 cm được anh thợ lò gạch giao nộp. Ảnh: Sohu
Tại Phòng văn hóa huyện Bảo Phong thuộc địa cấp thị Bình Đính Sơn, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), một hôm nọ có một anh thợ lò gạch đem đến một món đồ cổ, là một chiếc âu đồng xanh. Anh ta hỏi các cán bộ giá trị của chiếc âu này.Chiếc âu cao 21 cm, đường kính bụng là 19 cm với rất nhiều họa tiết trang trí tinh xảo.
Hóa ra tên thật của chiếc âu này là âu Đặng Công, là một bảo vật thuộc thời kỳ Trung và Mạt Tây Chu. Đằng sau nó ẩn chứa một câu chuyện đẹp giữa hai quốc gia, hai con người, đó chính là món quà mà quốc vương Đặng Quốc tặng cho con gái mình trong hôn lễ của cô với hoàng tử của Ứng Quốc.
Âu Đặng Công là món quà quốc vương Đặng Quốc tặng cho con gái mình trong hôn lễ của cô với hoàng tử của Ứng Quốc. (Ảnh: QQ)
Chiếc âu Đặng Công này đã giúp các chuyên gia lấp đầy một khoảng trống lịch sử. Bởi từ trước, dấu ấn của Ứng Quốc chỉ tồn tại trong các ghi chép, chưa hề có một đồ vật nào thuộc về tiểu quốc này được tìm thấy. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc nghiên cứu về Ứng Quốc.
Từ nơi phát hiện chiếc âu Đặng Công của anh thợ lò gạch, các chuyên gia đã tìm thấy một khu di tích mộ táng của các quý tộc Ứng Quốc tại tỉnh Hà Nam. Trong đó, khu di tích có tới hàng trăm ngôi mộ với hàng nghìn di vật văn hóa quý giá, thể hiện mọi mặt đời sống văn hóa của Ứng Quốc.
Di tích mộ táng Ứng Quốc tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) (Ảnh: QQ)
Nhờ phát hiện của anh thợ lò gạch mà một thời kỳ lịch sử đã được khẳng định và tái hiện, đủ thấy quần chúng nhân dân có tầm quan trọng như thế nào trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ