Khám phá

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ đang cạn dần

Hồ Titicaca, nơi lưu trữ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ đang hứng chịu cảnh mực nước khô cạn nghiêm trọng.

8 sự thật thú vị về Gia Cát Lượng - nhà quân sự chiến lược vĩ đại thời Tam Quốc / Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng 'tiếng hét' có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp?

Trước đây, ông Manuel Flores thường sử dụng thuyền để chăm lo việc trồng cấy và chăn nuôi gia súc quanh khu vực hồ Titicaca, giờ đây ông chỉ còn cách đi bộ trên đáy hồ đã khô cạn. Việc thiếu phương tiện di chuyển, cùng nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, khiến công việc của ông trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Ông Manuel Flores - Người dân Bolivia cho biết: "Chưa bao giờ tôi thấy hồ lại cạn khô như bây giờ. Chúng tôi không còn thức ăn cho gia súc, mùa màng của chúng tôi giờ cũng không còn nữa. Lúc trước chúng tôi có thể di chuyển bằng thuyền, nhưng giờ không còn cách nào khác ngoài đi bộ".

Mực nước tại hồ Titicaca hiện đang đạt mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Lượng mưa ít, kết hợp với đợt khô hạn kéo dài cho thấy đây là hậu quả của hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài bất thường.

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ đang cạn dần - Ảnh 1.

Tình trạng hồ bị cạn kiệt hiện cũng được các chuyên gia cho rằng, có liên quan trực tiếp đến việc biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng cao.

Ông Xavier Lazzaro - Nghiên cứu sinh, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) nói: "95% lượng nước mất đi từ hồ là do bốc hơi, cho thấy điều này hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn do biến đổi khí hậu gây ra".

Theo ông Rodney Camargo - Người đại diện quỹ Amigos De La Naturaleza (FAN): "Có những nguyên nhân cục bộ mà chúng tôi biết như nạn phá rừng, hỏa hoạn, hay hoạt động xây dựng của con người. Xét theo phương diện toàn cầu, ta có biến đổi khí hậu, cùng các hiện tượng như El Nino và La Nina gây ra lũ lụt và hạn hán".

Theo MapBiomas Agua, Bolivia đã chứng kiến lượng nước của sông và đầm phá trong nước giảm đến 39% trong 20 năm trở lại đây. Với việc hạn hán kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp của khu vực ven hồ, nhiều người dân vẫn đang mòn mỏi chờ đợi một phép màu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm