Hoàng hậu duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cắt tóc đoạn tuyệt với hoàng đế, được dựng thành phim truyện nổi tiếng
Chuyện về 2 chị em ruột gả cho Hoàng đế Khang Hi: Người được phong Hoàng hậu; người trở thành Quý phi đặc biệt nhất triều Thanh / Trong số 5 người phụ nữ được chôn cùng Khang Hy, có 4 người là Hoàng hậu, người thứ 5 là ai mà Ung Chính yêu cầu?
Vị hoàng hậu đó không ai khác chính Kế hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị. Bà là kế hoàng hậu và là hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Ô Lạt Na cũng là hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không có thụy hiệu. Trong lịch sử ghi chép lại, bà chỉ được ghi là Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị.
Sinh ra và lớn lên trong một gia tộc vô cùng danh gia, bà được chỉ định làm trắc phúc tấn cho Bảo Thân Vương Hoằng Lịch. Khi Hoàng Lịch đăng cơ, bà được phong thành Nhàn phi rồi sau đó thăng vị lên dần Quý Phi, Hoàng Quý Phi và cuối cùng là Kế Hoàng hậu của vua Càn Long.
Bà đăng quang hoàng hậu khi chưa sinh được hoàng tử nào, thế nhưng Ô Lạt Na lại được hoàng thượng sủng ái vô cùng. Khi Càn Long nguôi ngoai sự nhớ nhung cho cố hoàng hậu, ông vô cùng yêu thương và vinh sủng bà.
Đến năm Càn Long thứ 17 (1752), bà hạ sinh Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, năm tiếp đó sinh được một công chúa. Đến năm 1756 bà sinh Hoàng tử Vĩnh Cảnh, tuy nhiên vị Hoàng tử này yểu mệnh qua đời sau đó một năm. Tháng Giêng năm Càn Long thứ 30 (1765), Càn Long tổ chức tuần du phía Nam lần thứ 4.
Kế Hoàng hậu cũng có trong danh sách đi cùng, thế nhưng mọi việc diễn ra không mấy tốt đẹp. Sau khi tổ chức sinh nhật lần thứ 48 cho Hoàng hậu, Càn Long bất ngờ thay đổi tính nết. Trở về Tử Cấm Thành, Hoàng hậu bị biệt giam trong cung cấm và cắt giảm người hầu hạ. Tuy không bị phế ngôi thế nhưng Càn Long thu hết những đặc ân đã ban thưởng trước đó cho kế Hoàng Hậu.
Sau đó một năm, Ô Lạt Na Lạp thị qua đời, bên cạnh chỉ có 2 cung nữ mà không ai thân thích. Lúc Càn Long biết tin bà tạ thế, ông chỉ đưa ra một đạo thánh chỉ, viết rằng: "Lễ nghi không tiện làm lớn như tang lễ của Hiếu Hiền Hoàng hậu. Tất cả mọi nghi thức cứ chiếu theo lễ tang cho Hoàng Quý phi mà làm".
Tang lễ của Ô Lạt Na không được tổ chức theo nghi lễ hoàng hậu và giáng xuống một bậc. Thậm chí tang lễ của bà còn bị cắt bỏ hoàn toàn những nghi thức như phải có đại thần, công chúa đến viếng và hành lễ.
Theo ghi chép từ tài liệu lịch sử, vua Càn Long giải thích lại rằng trong đêm định mệnh đó Ô Lạt Na Lạp thị đã cắt tóc phạm vào tội đại kỵ. Theo luật nhà Thanh, chỉ khi người hoàng tộc mất mới được cắt tóc, hành động của bà được coi là khi quân phạm thượng, không thể tha thứ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ