Hoàng hậu Uyển Dung từng hút bao nhiêu điếu thuốc một năm mà khiến hoàng đế Phổ Nghi kinh ngạc?
'Đệ nhất tửu giữa rừng già' - loại rượu vạn người mê chảy ra từ ngọn cây / Tại sao ngực phụ nữ có kích thước khác nhau, có bình thường không?
Uyển Dung (1906 - 1946) là hoàng hậu của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh (Trung Quốc). Uyển Dung chính thức trở thành hoàng hậu của nhà Thanh vào tháng 12/1922. Vào thời điểm này, tuy Phổ Nghi không còn quyền lực tuyệt đối của một vị hoàng đế, nhưng Uyển Dung với tư cách là hoàng hậu vẫn phải tuân thủ các nghi lễ và nếp sống của hoàng tộc trong Tử Cấm Thành.
Trong khoảng 2 năm sống trong Tử Cấm Thành, Phổ Nghi khá sủng ái Uyển Dung vì bà xinh đẹp, hiểu lễ nghĩa, xuất thân trong gia đình trung lưu gia giáo và đặc biệt là rất giỏi tiếng Anh. Cuộc sống của vị hoàng hậu xinh đẹp này diễn ra tương đối bình yên. Hằng ngày, ngoài đọc sách, tiểu thuyết, Uyển Dung còn tập viết tiếng Anh và luyện đàn piano.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của thái giám từng hầu hạ, hoàng hậu Uyển Dung có một thói quen xấu lànghiện hút thuốc.Mỗi ngày nàng đều hút thuốc lá với số lượng rất nhiều.
Vì sao Hoàng hậu Uyển Dung lại nghiện hút thuốc?Trên thực tế, việc phụ nữ trong các gia đình trung lưu cuối thời nhà Thanh có thói quen hút thuốc phiện hay thuốc lá không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, tần suất hút thuốc của hoàng hậu Uyển Dung lại ngày càng nhiều. Dựa theo những ghi chép thu thập được,có 3 lý do:
Thứ nhất, Phổ Nghi bị "liệt dương", thân thể của vị hoàng đế cuối cùng của triều nhà Thanh đã sớm bị hủy hoại ngay từ khi còn nhỏ. Theo đó, khi hoàng đế Phổ Nghi chỉ mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ nên tối nào các thái giám cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông.
Vị hoàng đế này cũng từng thừa nhận trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" rằng: "Hôm sau thức dậy, tôi bị hoa mắt chóng mặt, nhìn trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch". Chính vì mắc chứng bệnh này nên Phổ Nghi không mấy quan tâm đến vấn đề ân ái của vợ chồng.
Theo thời gian, Uyển Dung vốn không hài lòng với cuộc sống của mình sẽ trở nên chán nản và tìm tới hút thuốc như là cách để giúp vị hoàng hậu này giải tỏa những muộn phiền.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa Uyển Dung và Văn Tú khiến Phổ Nghi không vui. Vị hoàng đế này không còn thích Uyển Dung như trước và cũng không muốn gặp gỡ thường xuyên. Sau khi bị lạnh nhạt, Uyển Dung lại hút thuốc thường xuyên hơn.
Thứ ba, để giải tỏa nỗi cô đơn và sự tẻ nhạt trong cuộc sống nhiều biến cố, Uyển Dung hút rất nhiều thuốc phiện và thuốc lá, bên cạnh thú mua sắm xa xỉ.
Phổ Nghi làm gì sau khi biết Uyển Dung nghiện hút thuốc?Trên thực tế, hoàng đế Phổ Nghi không phản đối việc Uyển Dung hút thuốc. Thứ nhất, do Phổ Nghi không thích Uyển Dung lắm. Thứ hai, do vị hoàng đế này biết hút thuốc là một trong những thú tiêu khiến của Uyển Dung.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, Phổ Nghi phát hiện ra rằng cơn nghiện thuốc, đặc biệt là thuốc lá của Uyển Dung ngày càng lớn hơn. Nàng hút gần hết điếu thuốc này lại đến điếu khác. Vào những năm 1930, sau khi đã rời khỏi Tử Cấm Thành được mấy năm, Phổ Nghi đã bí mật đến phủ Nội vụ để kiểm tra những ghi chép về tình trạng hút thuốc của hoàng hậu Uyển Dung trong một năm.
Kết quả, sau khi lén xem ghi chép, Phổ Nghi không bao giờ ngờ tới rằng Uyển Dung hút tới hơn 30.000 điếu thuốc trong một năm, tương đương với hơn 80 điếu thuốc/ngày.
Ngoài việc bị sốc, Phổ Nghi còn cảm thấy vô cùng lo lắng, bởi khi đó ông đã không còn là hoàng đế thực sự và cũng không thể tùy ý tiêu tiền nữa. Do đó, Phổ Nghi đã dùng một mẹo nhỏ. Ông nói với người của phủ Nội vụ rằng số lượng thuốc lá cần cung cấp trong tương lai có thể không thay đổinhưng chất lượng thuốc phải giảm xuống nhằm giảm chi phí.
Mẹo của Phổ Nghi đã bị Uyển Dung phát hiện. Nhưng nàng lại không nói gì. Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc mối quan hệ hôn nhân của cả hai đã không còn như trước nữa.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ