Khám phá

Huyền bí chuyện cây đa có cặp xà tinh bảo vệ

Nằm tại ngã ba đi vào ấp Thạch Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh là một cây đa to lớn khác thường, được người dân địa phương gọi là "Thần đa".

Bên trong thành phố nguy hiểm nhất thế giới / Những vụ loạn luân chấn động trong cung đình Việt Nam

Lạ kỳ thay khi người Chăm thường sinh sống ở miền Nam Trung Bộ hay Tây Nam Bộ, nhưng giữa rừng Đông Nam Bộ, nơi ngày xưa là “rừng thiêng nước độc” đất Bình Phước lại có ngôi miếu người Chăm, nghĩa địa người Chăm. Đây cũng từng là nơi trú ngụ của một cặp rắn hổ mang khổng lồ, với nhiều câu chuyện kỳ thú.
Nằm tại ngã ba đi vào ấp Thạch Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh là một cây đa to lớn khác thường. Cây mọc trên một khoảng đất rộng lớn, dáng dấp vững chãi với thân lớn và vô vàn nhánh nhỏ, gọi là “nhỏ” nhưng cũng lớn cỡ cột nhà. Tán cây rộng, tròn như một chiếc nấm khổng lồ sừng sững một góc làng. Thân chính cây cao khoảng 30m, đường kính khoảng 10 người mới ôm xuể.
Huyen bi chuyen cay da co cap xa tinh bao ve
Là một trong những người đặt chân lên mảnh đất này sớm nhất, ông Sáu Thi, một cao niên trong thôn kể lại, gần một thế kỳ trước, thực dân Pháp bắt đầu trồng và khai thác cao su ở vùng đất này và một nhóm người Chăm nghe đâu quê quán miền Nam Trung Bộ bị đưa lên đây làm phu cao su. Giữa rừng núi hoang sơ, những người con xa quê trồng một cây đa cho thỏa nỗi nhớ đất quê hương, xây một cái miếu dưới gốc cây làm nơi thờ cúng chung.
Tính cộng đồng của người Chăm rất cao, họ sống quây quầy, gắn bó cùng nhau bên cạnh cây đa vừa để tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cũng vừa để chống lại những ẩn họa từ cọp beo, rắn rết…. Những năm cuối trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Phước là một trong những mặt trận khốc liệt nhất, hứng chịu nhiều mưa bom bão đạn của kẻ thù. Khi ấy cây đa như tấm lá chắn xòe tán che chở cho những người sống bên dưới.
Đất nước thống nhất, những người Chăm trở về quê hương. Sau cuộc chuyển cư ấy, ngôi miếu dưới gốc đa không còn được trông nom, gìn giữ, trở thành hoang phế. Ngày những người Kinh đầu tiên di cư lên Bình Phước làm kinh tế mới, cảnh tượng đầu tiên nhìn thấy là ngôi miếu hoang tàn và những ngôi mộ Chăm nằm xiêu vẹo bên gốc đa.
Người tứ xứ dồn tới đây lập nghiệp mà hầu như trên địa bàn không hề có đền chùa miếu mạo nào để thờ cúng cầu mong sự an lành. Thấy cây đa to lớn, dáng dấp vững chãi bề thế, người dân bảo nhau lập thêm một ngôi miếu thờ cúng, bên ạnh ngôi miếu cũ đã bỏ hoang. Từ đó cây đa được mọi người gọi bằng cái tên kính trọng “Thần đa”. Nhiều khách thập phương khi đi qua khu vực đều dừng lại thắp nhang.
Trong năm, dân làng thường tổ chức hai lễ lớn ngay tại vị trí của “thần đa”, lễ tất niên vào hai ngày 26 – 27/12 âm lịch, và lễ khai xuân vào ngày rằm tháng Giêng. “Vào những ngày diễn ra lễ hội, người dân tập trung đông vui tổ chức dâng hương, cúng nhiều sản vật. Những ngày đó người đi làm ăn xa các gia đình, dòng họ đều về dự.
Huyen bi chuyen cay da co cap xa tinh bao ve-Hinh-2
Khu mộ của người Chăm hoang phế.
Dân ở đây đều là những người “tha phương”, không hiểu gốc gác, lịch sử nhiều về mảnh đất đang lập nghiệp. “Thần đa” sống lâu đời trên đất này nên người dân coi như vị Thành hoàng. Vì vậy nghi lễ thờ “thần đa” cũng giống như thờ người sáng lập làng ở các vùng miền khác”, một cao niên trong làng chia sẻ.
Xung quanh “thần cây đa” còn gắn với nhiều câu chuyện bí hiểm được truyền miệng trong dân chúng. Dường như khi về khu vực này, từ người già đến trẻ nhỏ đều thuộc lòng “truyền thuyết” lâu đời về đôi rắn chúa ngụ dưới gốc đại thụ để canh ngôi miếu Chăm.
Lời đồn hai con rắn có mào trên đầu, mỗi con dài hàng mét, nặng đến hàng chục kg sống trong gốc cây. Lâu lâu cặp rắn này buông thõng mình trên cành đa nhìn từ xa như một cành cây khô. “Nhiệm vụ” của đôi rắn này canh ngôi miếu của người Chăm bỏ lại và trừng phạt những ai dám “phạm” miếu thiêng.
Câu chuyện có vẻ liêu trai này càng “đáng tin” hơn khi nhiều người dẫn chứng việc người Chăm rất coi trọng hình tượng con rắn. Các ngôi chùa của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh đều có rắn ngự trên mái chùa xua đuổi ta mà. Trong văn hóa Chăm, con rắn cũng giữ một vị trí quyền uy và linh thiêng.
Theo Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm