Khám phá chuyến “du hành vũ trụ” bằng khinh khí cầu trị giá 50.000 USD
'Bàn tay' ma quái khổng lồ trong vũ trụ là gì? / Mỹ tìm cách tiếp cận "kho báu" 10.000 triệu tỷ USD ngoài vũ trụ
Công ty kinh doanh khinh khí cầu World View mới đây đã mở đặt chỗ cho chuyến du ngoạn 5 ngày trong khi khí cầu, cho phép hành khách ngắm nhìn một số địa danh nổi tiếng nhất trên thế giới từ độ cao hơn 30.000 mét. Các chuyến bay thương mại đầu tiên của công ty dự kiến sẽ bắt đầu và năm 2024 với địa điểm xuất phát là Công viên Quốc gia Grand Canyon. Giá trị của chuyến bay này rơi vào khoảng 50.000 USD cho một chỗ ngồi với 8 hành khách và 2 phi hành đoàn.
Nói về dự án của mình, công ty World View chia sẻ: “Trải nghiệm du lịch không gian World View là trải nghiệm hợp lý nhất, thời gian dài nhất và dễ tiếp cận nhất trên Trái Đất”. Các địa danh có thể sẽ được góp mặt trong chuyến hành trình đặc biệt này bao gồm công viên Grand Canyon ở Arizona, rạn san hô Great Barrier ở Úc, vườn quốc gia Serengeti ở Kenya, Cực quang ở Na Uy, rừng Amazon ở Brazil, kim tự tháp Giza ở Ai Cập và cuối cùng là Vạn lý trường thành ở Trung Quốc. Các địa điểm này được World View gọi là “Bảy kì quan của thế giới ở tầng bình lưu”.
Các hành khách cùng phi hành đoàn sẽ được phóng lên không gian trong một khinh khí cầu đặc biệt có áp suất, sau đó nhẹ nhàng bay lơ lửng trong bầu khí quyển, đồng thời trải nghiệm độ cong của Trái Đất và bóng tối tuyệt đối của không gian. Trong thời gian diễn ra chuyến tham quan đặc biệt, du khách có thể thưởng thức những bữa ăn hay vào quán bar trên tàu, kết nối dữ liệu Internet, dùng kính thiên văn ngắm sao, thưởng thức cảnh đẹp hay chỉ đơn giản là thư giãn trên chiếc ghế ngả hoàn toàn.
Bằng cách “đưa càng nhiều người đến rìa không gian càng tốt”, công ty tuyên bố rằng “hành khách sẽ được tận mắt thấy một thế giới không biên giới và sau đó được thúc đẩy để quay trở lại, biến trái đất thành một nơi tốt đẹp hơn”.
(Ảnh: Courtesy World View)
Để hoàn thành sứ mệnh, World View đã kết hợp cùng tổ chức phi lợi nhuận Space For Humanity cho chuyến bay đầu tiên. Tổ chức này sẽ tuyển chọn những người dân có năng lực để đào tạo chuyên ngành, chủ yếu là những kỹ năng để đối phó với sự cố, thử thách trong không gian. Space For Humanity sẽ chi trả tất cả chi phí của các phi hành gia công dân qua các quỹ đã được tổ chức này gây dựng.
Với những người tham gia ở các đợt khác, họ có thể đóng phí giữ chỗ ban đầu là 500 USD. Giá 50.000 USD của chuyến hành trình này rẻ hơn nhiều so với chi phí bạn phải bỏ ra để thám hiểm đỉnh Everest.
Thực chất, World View không phải là đơn vị duy nhất có tham vọng biến chuyến hành trình không tưởng này thành hiện thực. Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nó là Space Perspective – công ty có trụ sở tại Florida cũng đang hy vọng bắt đầu các chuyến bay trong khinh khí cầu vào vũ trụ năm 2024. Tuy nhiên, giá bay của hãng này dự kiến sẽ cao hơn đáng kể, khoảng 125.000 USD cho một chỗ ngồi. Được biết, Space Perspective được thành lập vào năm 2019 bởi 2 trong số những nhà đồng sáng lập của World View – Taber MacCallum và Jane Poynter.
Nói về mức giá 50.000 USD, World View chia sẻ: “50.000 USD vẫn là một số tiền lớn nhưng đó là điểm khởi đầu hợp lý của chúng tôi. Cuộc hành trình này sẽ được hỗ trợ bởi khí helium chứ không phải hydro, dù chất này có giá gấp 10 lần hydro. Ưu tiên của chúng tôi vẫn là sự an toàn của chuyến bay”.
Năm 2021 đã chứng kiến rất nhiều sứ mệnh ngoài không gian, được tổ chức bởi Spacex của Elon Musk, Blue Origin của Jeff Bezos và Virgin Galactic của Richard Branson. Sự tham gia của World View sẽ là ẩn số thú vị cho cuộc đua không gian gay cấn này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách