Kinh ngạc khi máy bay có từ hàng nghìn năm trước
Lão nông vớt được khúc gỗ nặng 600kg ở ven sông: Cưa 1 miếng ra, ngã ngửa là gỗ quý đắt đỏ bậc nhất / Loài cua độc đáo có khả năng leo cây, sức kẹp hơn cả cú đớp của sư tử: Ở Việt Nam có giá 7 triệu/kg
Theo các chuyên gia, các cổ vật, di vật văn hóa được tìm thấy có thể cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý giá về lịch sử. Trong những năm qua, có nhiều di vật văn văn hóa đã được khai quật. Tuy nhiên, có một số bảo vật khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi có vẻ bề ngoài không khác gì các sản phẩm công nghệ thời hiện đại.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ chúng là "đồ giả". Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng, hóa ra các cổ vật này là đồ thật cách đây hàng nghìn năm và không phải là "xuyên không" từ thời hiện đại.
Máy bayMột đồ vật cách đây hơn 4.000 năm có hình dạng giống hệt máy bay thời hiện đại.
Đây là một cổ vật có hình máy bay được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Ai Cập vào năm 1989. Mô hình máy ba này được làm bằng gỗ và nặng khoảng 31 gram. Điều kỳ lạ là 14 mô hình máy bay tương tự cũng được tìm thấy ở một số nơi khác tại Nam Mỹ. Thoạt nhìn, di vật văn hóa này không giống như đồ vật được phát hiện trong một ngôi mộ cổ có niên đại hơn 4.000 năm.
Nhiều người sẽ cho rằng đây là đồ vật xuyên không từ thế giới hiện đại. Hơn nữa, chiếc máy bay đầu tiên được con người phát minh vào năm 1903. Thế nhưng rõ ràng cổ vật trên giống một chiếc máy bay hiện đại đến mức nhiều người phải ngạc nhiên cho rằng đây là sản phẩm của người ngoài hành tinh để lại trên Trái Đất. Trên thực tế, qua kiểm tra và nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng, đây thực sự là bảo vật được chế tác cách đây hơn 4.000 năm.
Cốc pha lê Chiến quốcChiếc cốc pha lê hơn 2.000 năm có vẻ ngoài rất giống với cốc thủy tinh ngày nay.
Món đồ này trông giống như một chiếc cốc bình thường phải không ạ? Nhưng nó lại là chiếc cốc pha lê có từ thời Chiến Quốc cách đây hơn 2.000 năm, được phát hiện vào năm 1990 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy có không ít di vật bằng pha lê được khai quật trên thế giới, nhưng chúng chỉ là những đồ vật nhỏ như mặt dây chuyền. Đây là lần đầu tiên có một đồ thủ công mỹ nghệ lớn như thế này.
Chiếc cốc cao 15,4cm, đường kính miệng 7,8cm và đáy 5,4cm, được làm từ loại pha lê có độ tinh khiết cao. Điều khiến các nhà khảo cổ học thắc mắc là làm thế nào người cổ đại có thể đục rỗng lòng pha lê cứng như vậy. Đặc biệt là cách mà họ mài và đánh bóng phần đáy rất nhỏ của cốc trong điều kiện không có máy móc kỹ thuật vào thời đó.
Cổ vật này quá giống thời hiện đại nên ban đầu một số người cho rằng nó là do tên trộm mộ ném vào trong mộ cổ. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học không tìm thấy dấu vết cho thấy khu mộ từng bị trộm. Sau nhiều lần kiểm tra, họ xác định sản phẩm tưởng chừng như "đi lạc chỗ" này chắc chắn có từ cách đây hơn 2.000 năm, nhưng người cổ đại đã tạo ra nó như thế nào thì chưa ai có thể giải thích được. Hiện chiếc cốc đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng Châu để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Thước cặp bằng đồngChiếc thước cặp bằng đồng được tìm thấy trong lăng mộ của Vương Mãng. Thiết kế của bảo vật này khiến các chuyên gia bối rối, thậm chí nghi ngờ là đồ giả.
Đây là một thước cặp bằng đồng, một công cụ đo lường vào thời Vương Mãng (45 TCN - 23), một quyền thần của nhà Hán, người về sau trở thành hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn nhà Hán. Theo các chuyên gia, chiếc thước cặp này được sản xuất vào năm 9.
Cổ vật hơn 2.000 năm tuổi được làm bằng đồng và có hình dạng hơi giống một khẩu súng lục. Đặc biệt, nhìn tổng thế, thước cặp được tìm thấy trong ngôi mộ cổ có thiết kế rất giống với thước cặp Vernier, công cụ đo lường mà chúng ta sử dụng trong thời hiện đại. Ngay cả thang đo cũng được chế tác rất chính xác.
Vì quý hiếm, chiếc thước cặp dài 13,3 cm đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, nhà Hán liệu có một phương pháp đo lường, tính toán với quy mô tiên tiến như vậy? Hoặc chiếc thước cặp hơn 2.000 năm tuổi trên có phải là một sản phẩm của thế giới hiện đại? Bởi thước cặp là một công cụ đo lường hiện đại và được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1631. Do đó, bảo vật trên là di vật văn hóa mà ngay cả các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ là "đồ giả".
Thậm chí Vương Mãng còn bị nhiều người nghi ngờ cho rằng ông là vị hoàng đế "du hành thời gian". Bởi vì khi còn sống, Vương Mãng ôm tham vọng xây dựng một thế giới hoàn mỹ khi thực thi nhiều biện pháp quá tân tiến và hiện đại.
Chuông lớn của vua Dhammazedi
Chuông lớn của vua Dhammazedi. (Getty)
Vào cuối thế kỷ 15, Myanmar là một quốc gia dưới sự trị vì của Vua Dhammazedi, một cựu tu sĩ Phật giáo. Đất nước này đã đạt đến đỉnh cao về sự cổ kính trong Thời kỳ Hoàng kim với đầy đủ các báu vật được đúc vào thế kỷ 15.
Theo truyền thuyết, chiếc chuông này được đặt bên cạnh ngôi chùa dát vàng Shwedagon, một địa điểm Phật giáo linh thiêng nhất ở Myanmar. Nó được cho là chiếc chuông lớn nhất từng được tạo ra, với kích thước khoảng 6 x 4m và được đúc từ 294 tấn hỗn hợp kim loại gồm vàng bạc, đồng và thiếc. Trên đó khắc những dòng chữ bằng một thứ ngôn ngữ khó hiểu, chưa thể giải mã.
Thế kỷ 16 chứng kiến sự suy tàn của vương quốc Dhammazedi, các đội quân của châu Âu đã tiếp cận vùng đất này, trong đó có cả lãnh chúa người Bồ Đào Nha Filipe de Brito e Nicole đã mở rộng quyền lực của mình trên khắp Myanmar.
Năm 1608, ông đã cho dỡ bỏ chiếc chuông khỏi Chùa Shwedagon, định nung chảy nó để đúc một khẩu súng thần công. Sau khi lăn nó xuống một ngọn đồi, họ đặt nó lên một chiếc bè. Không ngờ, chiếc chuông nặng hơn nhiều so với những gì người ta có thể tưởng tượng, nên giữa đường toàn bộ bè và chiếc chuông đã chìm và không bao giờ được nhìn thấy kể từ đó.
Nhiều nỗ lực tìm lại chiếc chuông đã không thành công. Có ít nhất 3 vụ đắm tàu khác trong khu vực đó. Chiếc chuông này là một phần quan trọng trong lịch sử và tôn giáo của Myanmar. Sau khi nó biến mất, nhiều nhà lãnh đạo dân sự và chính phủ tin rằng nếu có thể tìm thấy và phục hồi, nó sẽ mở ra một thời kỳ thịnh vượng mới cho Myanmar.
Kính áp tròng từ 4.600 năm trước
Trong bảo tàng Cairo và bảo tàng Luxor ở Ai Cập, có những bức tranh và tượng đại diện cho những người dường như đang đeo kính áp tròng. Đại diện nổi bật nhất là bức tượng gỗ của pharaoh Chora. Cái kính được gắn lên đôi mắt của bức tượng ấy giống với cấu trúc của võng mạc một cách đáng kinh ngạc. Chúng thay đổi màu sắc, từ xanh lam sang xám khói phụ thuộc vào vị trí nhìn của chúng ta.
Điều kỳ lạ là kính áp tròng không được phát minh cho đến khoảng thế kỷ 13, trong khi các cổ vật này lại thuộc thời kỳ cổ đại của Ai Cập có từ khoảng cách đây hơn 4.600 năm.
Đây là một điều bất thường, gây nhiều tò mò cho mọi người và cũng là một trong những bí ẩn lâu đời, đầy thú vị về nền văn minh Ai Cập cổ đại.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ