Kỳ bí bùa thiêng Ai Cập Amulet
Phát hiện ra loài động vật đầu tiên sống không cần oxy / Choáng với những công trình "khủng" tốn hơn 500 năm xây dựng
Do đó, trong tất cả các đồ vật ma thuật mà người Ai Cập sử dụng, bùa là thứ được sử dụng phổ biến nhất. Những đứa trẻ sơ sinh được đeo bùa để cầu bình an và sức khỏe. Các ông bố bà mẹ thường đeo bùa quanh cổ con mình để xua đuổi các ác linh cũng như bảo vệ chúng khỏi bọ cạp, rắn và cá sấu.
Những mảnh bùa đem lại may mắn của người Ai Cập cổ đại
Hình dạng của bùa amulet thay đổi theo từng giai đoạn trong 3000 năm lịch sử. Ở giai đoạn đầu của Cổ Vương Quốc, bùa amulet thường có hình chim ưng, hà mã, sư tử. Ở thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất sau đó, bùa có hình dạng là các bộ phận cơ thể người như tay, chân, bàn chân, quả tim, mắt,... Hình dạng bùa vẫn được sử dụng cho đến ngày nay là loại bùa xuất hiện vào thời Trung Vương Quốc, được tạo hình theo các vị thần như Amun, Isis, Hathor, Bes và Tauret, thường được xâu thành vòng cổ hoặc đi kèm với nhiều loại đá quý khác nhau.
Loại bùa amulet quan trọng nhất là bùa sử dụng cho tang lễ, nó giúp chắc chắn rằng xác ướp duy trì được độ nguyên vẹn cũng như sức mạnh khi tái sinh ở thế giới khác. “MacGregor Papyrus”, một phiên bản của “Tử Thư” hay còn được biết đến với tên “Cuốn sách của cái chết”, có liệt kê 75 loại bùa bồi táng và cách dùng của chúng. Tất nhiên, theo danh sách này, mỗi tấm bùa đều phải làm từ vàng ròng, bởi vàng không bị xỉn màu theo thời gian nên nó sẽ bảo vệ cho xác ướp vĩnh cửu.
Trong số các bùa amulet bồi táng, loại bùa quan trọng nhất là bùa “Djed Pillar”, hay còn gọi là “Xương lưng của nữ thần Osiris”, cái thể hiện sự ổn định của người chết. Trong chương 155 của “Tử Thư”, “Djed Pillar” được miêu tả như có hình dạng chiếc cột nhỏ bằng vàng, đặt ở cổ họng xác ướp, tuy nhiên trong trường hợp bớt tốn kém hơn thì vàng có thể được thay bằng đá hoặc xương.
Loại bùa quan trọng thứ hai là bùa “tet” hay “Nút kết Isis”, thỉnh thoảng còn có tên gọi khác là “Vòng đai của Isis” hoặc “Máu của Isis”. Bùa “tet” được chạm khắc bằng tay từ đá thạch anh hoặc carnelian, đôi lúc được đúc từ kinh đỏ. Theo “Tử Thư”, bùa “tet” sau khi được khắc xong sẽ được nhúng vào nhựa cây ankh-imy – một loại cây thần bí có sức mạnh ma thuật mà ngày nay không ai biết đến.
Bùa này được đặt trên cổ xác ướp để nữ thần Isis bảo vệ cho người quá cố. Kế tiếp, trong số bùa bồi táng còn có thêm nhóm bùa hộ mệnh đại diện cho bốn người con trai của thần Horus, đóng vai trò rất quan trọng đối với xác ướp. Tuy cả bốn người đều là thần, song hình dạng lại khác nhau, Mesti - đầu người, Hapi - đầu khỉ, Duamutef - đầu chó rừng và Qebesenet - đầu chim cắt.
Nhóm bùa này thường làm bằng đá xanh và đặt ở ngực xác ướp giúp người chết tỉnh lại khi sang thế giới bên kia. Thỉnh thoảng, xác ướp sẽ được quấn những bùa hình trái tim cỡ nhỏ, tượng trưng cho tim họ và đảm bảo rằng họ có thể mở lời cầu xin các vị thần. Amulet có đến hàng trăm hình dạng khác nhau, và được cho là ẩn chứa nhiều loại sức mạnh. Một vài loại đơn thuần là để bảo vệ, có sức mạnh từ các vị thần tương ứng.
Tuy nhiên, người Ai Cập cũng tin rằng bùa amulet không chỉ giúp cho họ bình an mà còn cho họ thêm nhiều năng lực đặc biệt nữa như sức khỏe, lòng dũng cảm, sự sáng suốt, trí tuệ... Bùa amulet có thể làm từ bất kỳ loại vật liệu nào mà người Ai Cập cổ có, nhưng khắc từ đá quý như: đá da trời, cacnelian, lam ngọc, đá feldspar, đá serpentine và steatite. Ngoài ra, bùa còn có thể làm từ các kim loại như vàng, đồng, thiếc, sắt, thỉnh thoảng có thủy tinh, gỗ, xương và đặc biệt là sứ.
Bí ẩn “Mắt thần Horus”
Một trong những loại bùa được sử dụng nhiều nhất là loại bùa có biểu tượng “Mắt thần Horus”, loại bùa này không chỉ đem đến cho người đeo sức khỏe mà còn giúp cho người chết được tái sinh. “Mắt thần Horus” có hình dạng giống như mắt chim ưng, được gọi là udjat, hay “con mắt âm thanh”. Biểu tượng này sẽ “bảo vệ pharaon ở thế giới bên kia” và xua đuổi cái ác. Horus là vị thần cai quản bầu trời mình người đầu chim ưng, con trai của Osiris và Iris.
Do đó, ông nhìn mọi thứ dưới đôi mắt tinh anh của loài chim ưng. Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh. Mắt phải của ông màu trắng, đại diện cho mặt trời và mắt trái của ông là màu đen, đại diện cho mặt trăng. Do đó, người dân Ai Cập đã đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra. Còn mắt trái của ông với thần mặt trăng, thần Thoth.
Họ tin rằng, một “con mắt ác” có thể tạo ra các phép thuật xấu, nhưng sẽ bị phản tác dụng trước “con mắt thiện”, nên thần thoại về con mắt Horus ra đời. Theo huyền thoại Seth và Osiris giải thích nguồn gốc của “con mắt Horus”. Người Ai Cập cổ đại tin rằng Osiris là vua Ai Cập. Anh trai của ông tên là Seth muốn chiếm ngai vàng bằng mọi thủ đoạn. Theo đó, Seth đã giết em trai và trở thành vua. Tuy nhiên, vợ của Osiris đã cố gắng làm chồng sống lại tạm thời bằng phép thuật và mang thai, sinh ra người con trai tên là Horus.
Trong cuộc chiến giành lấy ngai vàng sau cái chết của thần Osiris, Horus đã bị người chú độc ác là thần Seth khoét đi con mắt bên trái, xé nó thành sáu phần rồi ném đi. Sau đó, thần mặt trăng Khonsu đã giúp Horus khôi phục lại con mắt này. Do vậy, con mắt bên trái của ông không còn chói sáng rực rỡ như mắt bên phải - mắt mặt trời. Khi mắt của Horus được phục hồi, thần đã đưa nó cho cha mình, Osiris, với hy vọng người cha của mình được sống lại.
Do đó, con mắt của Horus được sử dụng như một biểu tượng cho sự tái sinh, phục hồi và bảo hộ. Vào thế kỷ thứ 2, Galen vùng Pergamon, thầy thuốc và là nhà triết học nổi tiếng người La Mã, gốc Hy Lạp đã mượn biểu tượng mắt Ai Cập để gây ấn tượng với những người bệnh. Sau đó, biểu tượng này dần phát triển thành ký hiệu Rx mà chúng ta thường thấy trên các toa thuốc. Nó mang ý nghĩa cho sự phục hồi, tính thống nhất. Biểu tượng “mắt thần Horus” còn từng được tìm thấy dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp Tutankhamun.
Mặc dù, nền văn minh Ai Cập cổ đại không còn nữa nhưng niềm tin vào sức mạnh “mắt thần Horus” vẫn tồn tại và biểu tượng này vẫn được sử dụng đến ngày nay. Các nước Địa Trung Hải, ngư dân thường vẽ biểu tượng này trên tàu thuyền để được bảo vệ. Ngoài ra, nhiều người vẫn đeo con mắt Horus làm đồ trang sức, để tự bảo vệ mình khỏi ý đồ xấu xa của người khác. Hơn nữa, con mắt Horus được các thầy phù thủy và người theo thuyết âm mưu coi như biểu tượng bảo vệ, quyền lực, kiến thức và ảo tưởng.
Ngày nay, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng con mắt Ai Cập nổi tiếng này tại một số địa điểm nổi tiếng thế giới khác như bảo tàng Louvre - Pháp, bảo tàng nghệ thuật Walters - Mỹ, bảo tàng Anh, London - thủ đô nước Anh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử