Là nguồn lây COVID-19, vì sao dơi không nhiễm bệnh?
“Top” con vật đại gia mới dám chơi, giá vài trăm triệu đồng / Bộ lạc có hủ tục vô lý đến mức ai nghe cũng thấy hoảng sợ: Trẻ em gái bị lạm dụng, ép lao dịch trọn đời để chuộc lỗi cho... tổ tiên
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester (New York, Mỹ), bí mật của loài dơi có thể xuất phát từ khả năng kiểm soát tình trạng viêm sưng, vốn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tật và lão hóa.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm 3 nhà khoa học Vera Gorbunova, Andrei Seluanov và Brian Kenedy đã phác thảo các cơ chế miễn dịch dựa trên khả năng độc đáo của loài dơi và cách các cơ chế này có thể giúp tìm ra phương pháp điều trị cho các căn bệnh truyền nhiễm mới.
Loài dơi.
Cả 3 đã có ý tưởng nghiên cứu về khả năng miễn dịch cũng như tuổi thọ của loài dơi khi phải cách ly tại Singapore hồi tháng 3 năm nay do dịch COVID-19.
“Với COVID-19, tình trạng viêm trở nên tồi tệ và phản ứng viêm mới là nguyên nhân gây tử vong ở người, chứ không phải virus” - giáo sư Gorbunova chỉ ra. “Hệ thống miễn dịch của con người hoạt động như sau: một khi chúng ta bị nhiễm bệnh, cơ thể chúng ta sẽ bị sốt và viêm nhằm mục đích tiêu diệt virus và chống nhiễm trùng, nhưng chính cơ chế này cũng có thể là con dao hai lưỡi”.
Không giống con người, dơi đã phát triển các cơ chế cụ thể làm giảm sự nhân lên của virus và cũng như làm giảm phản ứng miễn dịch đối với virus. Kết quả là hệ thống miễn dịch của chúng kiểm soát virus và đồng thời không tạo ra phản ứng viêm mạnh.
Theo các nhà nghiên cứu, có một số yếu tố có thể góp phần khiến dơi tiến hóa để chống lại virus và sống thọ. Yếu tố hàng đầu bắt nguồn từ khả năng bay của chúng.
Dơi là loài động vật có vú duy nhất có khả năng bay, đòi hỏi chúng phải thích nghi với sự gia tăng nhanh chóng của nhiệt độ cơ thể trong quá trình trao đổi chất và tổn thương phân tử. Chính điều này cũng có thể hỗ trợ loài dơi kháng bệnh.
Một yếu tố khác có thể là môi trường sống của chúng. Nhiều loài dơi sống trong hang động và hốc cây, nơi đầy rẫy các loại vi khuẩn và mầm bệnh.
“Dơi liên tục tiếp xúc với virus”, ông Seluanov nói. “Chúng luôn bay ra ngoài và mang về các mầm bệnh khác nhau rồi lây lan cho cả đàn”.
Do liên tục tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của dơi luôn trong tư thế “chạy đua vũ trang” với mầm bệnh: khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển cơ chế chống lại virus.
“Việc phải liên tục đối phó với tất cả các loại virus từ bên ngoài có thể hình thành khả năng miễn dịch và tăng tuổi thọ của dơi”, bà Gorbunova chỉ ra.
Liệu con người có thể phát triển hệ miễn dịch tương tự như loài dơi hay không? Câu trả lời hiện tại là không, bởi quá trình tiến hóa phải diễn ra trong vòng hàng nghìn năm, thay vì vài tháng.
Chỉ trong vài thế kỷ gần đây, phần lớn dân số loài người mới bắt đầu sống gần nhau trong các đô thị. Mặc dù con người có thể đang phát triển các thói quen xã hội song song với loài dơi, nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển các cơ chế tinh vi của loài dơi để chống lại virus một khi dịch bệnh bùng phát.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng sự lão hóa dường như đóng một vai trò bất lợi trong phản ứng của con người đối với COVID-19.
“COVID-19 có cơ chế phát triển khác nhau ở mỗi lứa tuổi”, giáo sư Gorbunova nói. “Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sống chết.”
Nhóm chuyên gia dự đoán rằng việc nghiên cứu hệ thống miễn dịch của loài dơi sẽ cung cấp các mục tiêu mới cho nhân loại để chống lại bệnh tật và lão hóa. “Con người có hai chiến lược khả thi nếu chúng ta muốn ngăn ngừa triệu chứng viêm nhiễm, sống lâu hơn và tránh những ảnh hưởng chết người của các loại dịch bệnh như COVID-19,” Gorbunova nói. “Một là sẽ không tiếp xúc với bất kỳ loại virus nào, nhưng điều đó không thực tế. Thứ hai là điều chỉnh hệ thống miễn dịch giống như loài dơi.”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử