Khám phá

Lần đầu con người đưa máy dọn rác khổng lồ vào không gian

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ tiên phong trong sứ mệnh dọn rác vũ trụ bằng việc gửi vào không gian một máy dọn rác khổng lồ.

Ngắm Mù Cang Chải bình lặng ngày đông / Những lời trăn trối cuối cùng của tử tù (Phần 2)

Lần đầu con người đưa máy dọn rác khổng lồ vào không gian - Ảnh 1.

ESA sẽ tiên phong dọn rác vũ trụ - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo Guardian, ESA đang trong giai đoạn nước rút hoàn chỉnh máy dọn rác tự động với thiết kế 4 tay cực lớn nhằm dọnrác vũ trụ.

Đây là bước đi đầu tiên trong sứ mệnh ClearSpace (Không gian sạch) của ESA. Dự kiến máy dọn rác tiên phong này "ngốn" đến 120 triệu euro cho chi phí sản xuất và đưa vào không gian.

Các nhà khoa học tính toán chậm nhất đến năm 2025, máy dọn rác sẽ lập được "chiến tích" đầu tiên.

ESA cũng hi vọng ClearSpace sẽ mở đường cho nhiều chiến dịch dọn rác của các cơ quan vũ trụ khác trong tương lai, làm giảm nguy cơ va chạm của các vật thể không còn sử dụng bay lơ lửng trong quỹ đạo.

 

Mới đây, ôngJan Wörner - giám đốcđiều hành ESA - đã kêu gọi các quốc gia cùng nhau thiết lập quy chuẩn mới khi phóng vật thể vào vũ trụ, trong đó yêu cầu cụ thể trách nhiệm của những quốc gia này với việc dọn rác vũ trụ.

"Thử tưởng tượng giao thông hàng hải sẽ như thế nào khi tất cả tàu bè trong lịch sử vẫn còn nằm lại trên biển dù đã hư hỏng và không còn được sử dụng? Tình trạng trong không gian cũng tương tự" - ôngJan Wörner nói.

Lần đầu con người đưa máy dọn rác khổng lồ vào không gian - Ảnh 2.

Hiện nay có khoảng hàng ngàn tấn rác thải vũ trụ đang bao quanh Trái Đất - Ảnh: THE GUARDIAN

Theo The Guardian, nhiệm vụ trước tiên của ClearSpace là dọn mẩu rác có tên gọi Vespa, được để lại sau một sứ mệnh của ESA vào năm 2013.Vespa nặng khoảng 100kg, hiện nằm ở độ cao 800km. Theo tính toán, Vespa sẽ được đưa về Trái Đất và cho bốc cháy hoàn toàn trong khí quyển.

 

Nghiên cứu về rác vũ trụ bắt đầu vào cuối thập niên 1970 khiDonald Kessler - nhà khoa học của NASA - cảnh báo có ngày rác sẽ quá nhiều đến nỗi cứ phóng vệ tinh lên không gian là sẽ va chạm vào vật thể khác.

Theo tính toán, trong hơn 60 năm qua, hàng ngàn tấn rác thải vũ trụ được tích tụ xung quanh Trái Đất, bao gồm những mảnh vỡ tên lửa, 3.500 vệ tinh "chết" và khoảng 750.000 mảnh rác nhỏ tạo thành khi các vật thể va vào nhau.

Năm 2009, hai vệ tinh "tan tành" sau khi va chạm ở vận tốc 11.700m/s, rồi các mảnh vỡ siêu nhỏ tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo. Một trong hai là vệ tinh Kosmos của Nga từ lâuđã không còn được sử dụng.

Theo NASA, hai vệ tinh "rác" va vào nhau sẽ tạo ra hơn 1.000 mảnh vỡ với kích thước lớn hơn 10cm, có thể tiếp tục đe dọa các vật thể khác trong vũ trụ trong hàng nghìn năm.

Lần đầu con người đưa máy dọn rác khổng lồ vào không gian - Ảnh 3.

Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) thường xuyên phải hứng chịu những va chạm trong không gian - Ảnh: NASA

 

Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) là một "nạn nhân" thường xuyên của các mảnh vỡ kích thước nhỏ.

Nằm trên quỹ đạo khoảng 330km, ISS nằm ngay độ cao có nhiều mảnh rác vũ trụ. Ngoài ra, kích thước lớn của ISS cũng khiến xác suất bị các mảnh rác va phải rất cao.

Do vậy, ISS được thiết kế để có thể chịu những va chạm với mảnh rác có kích thước tới 1cm. Tuy vậy vẫn thường xuyên có những cảnh báo về nguy cơ tai nạn lớn với ISS trong tương lai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm