Khám phá

Làng nổi cá bè Châu Đốc, điểm du lịch hấp dẫn ở miền Tây

Làng nổi cá bè Châu Đốc là nơi nuôi trồng cá nước ngọt nổi tiếng của An Giang, nhưng nay được khoác lên mình “chiếc áo” đa sắc màu, kỳ vọng trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hay còn được biết đến với cái tên thân thương: miền Tây.

Bộ lạc Himba làm đẹp bằng đất đỏ và tắm bằng khói thảo mộc / Jacana: Loài chim nhiều chân, chúa tể của vùng biển châu Phi!

Điểm kinh tế trọng điểm của An Giang

Làng nổi cá bè Châu Đốc cách phía Tây trung tâm TP Châu Đốc khoảng 3km đường sông theo hướng đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long, huyện An Phú. Những căn nhà nổi cùng các bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài km.

Nếu di chuyển về hướng huyện Châu Phú, làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất là những nhà nổi quy tụ ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, trải dài đến gần 10km.

2

Vì là điểm du lịch trên sông nên việc di chuyển tham quan Làng nổi cá bè Châu Đốc hoàn toàn phải sử dụng bằng tàu hoặc thuyền. Ảnh: Thế Anh

Làng nổi cá bè Châu Đốc là làng bè nuôi cá nước ngọt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Lúc đầu nơi đây chỉ có vài bè nổi nuôi cá theo kiểu tự nhiên, không cần cho ăn vì nguồn nước tốt. Tuy nhiên, từ những năm 70 trở đi, do nguồn lợi kinh tế đem lại cao, số lượng bè cá đã tăng lên đáng kể và dần trở thành điểm kinh tế trọng điểm của An Giang.

Thời kỳ hoàng kim là trong khoảng năm 1990 đến năm 2005, các vùng Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Vĩnh Ngươn có trên 2.000 bè cá với sản lượng trung bình thu hoạch hàng năm trên 20.000 tấn/ năm. Đa phần cá nuôi tại các bè nổi của các vùng đều là các giống cá da trơn như cá tra, cá ba sa chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ.

3

Du khách tự mình trải nghiệm cho cá ăn, mồi được thả xuống bè. Ảnh: Thế Anh

Trong thời gian gần đây, do biến đổi khí hậu nên sông Mekong cạn dần. Cộng thêm đó là nguồn nước ngày càng ô nhiễm dẫn đến việc cá nuôi tại các nhà bè bị thất thu, một số hộ trắng tay, phá sản. Chính vì vậy mà số lượng bè cá ngày càng giảm và ít dần.

Khi các ba sa, cá tra không còn được thị trường ưa chuộng thì người dân chuyển sang nuôi đủ các loại cá thịt như: cá bông, cá he, cá mè dinh, cá mú,cá chim… Nhờ giá cả các loại cá thịt ngày càng tăng lên nên những người nuôi cá bè ở Châu Đốc ăn nên làm ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều gia đình có cuộc sống khá giả.

 

4

Du khách chụp hình lưu niệm khi tham quan làng nổi cá bè Châu Đốc. Ảnh: Hoàng Tuyết

Di chuyển đến làng bè nổi trên sông Châu Đốc như thế nào?

Vì là điểm du lịch trên sông nên việc di chuyển hoàn toàn phải sử dụng bằng tàu hoặc thuyền. Do vậy, muốn đến làng nổi cá bè Châu Đốc, du khách phải di chuyển đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria Châu Đốc khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia thị xã Châu Đốc để thuê thuyền.

Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của du khách đến những điểm nào và đi bao nhiều người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và hợp lý.

5

Du khách tham quan thánh đường Hồi Giáo ở làng Chăm Đa Phước. Ảnh: Thế Anh

 

Bên cạnh việc thuê thuyền tại bến thuyền, nếu du khách muốn nhanh và không lo bị chặt chém giá cả, bạn có thể nhờ nhân viên lễ tân tại khách sạn Victoria Châu Đốc thuê dùm hoặc mua tour du lịch An Giang trọn gói để chuyến đi được thoải mái mà không lo điều gì.

Tham quan làng nổi cá bè Châu Đốc, du khách sẽ được hòa mình vào không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu.

Kiến trúc của những “ngôi nhà” ở làng nổi cũng rất độc đáo. Những ngôi nhà gỗ được sơn nhạt, trần lợp simili hoa văn với đầy đủ tiện nghi, có đáy sâu 5m được cấu tạo bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại cá khác.

Chia sẻ với phóng viên trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, thông tin về dự án “Làng bè sắc màu ngã ba Châu Đốc” có chiều dài hơn 1km. Toàn bộ 161 bè, vèo nuôi các loại cá nước ngọt ở làng nổi được sơn phủ 6 màu sắc gồm: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Mỗi nhà bè, vèo nuôi cá được sơn một màu, lần lượt theo thứ tự. Dự án đã biến làng nổi cá bè Châu Đốc trở thành cung đường thủy đa sắc màu đầu tiên ở miền Tây, thu hút du khách Việt Nam cũng như quốc tế đến trải nghiệm.

6

Người Chăm dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Đa Phước. Ảnh: Thế Anh

 

Tại đây, du khách được người dân giới thiệu về quy trình nuôi cá trên sông, kể những câu chuyện thăng trầm và lí do vì sao họ bám trụ với nghề đến bay giờ. Du khách cũng sẽ được tự mình trải nghiệm cho cá ăn, mồi được thả xuống bè, cả một đàn cá phóng lên tranh giành thức ăn trông thật hào hứng, hàng ngàn con cá ba sa đồng cỡ hạng, khoẻ mạnh, quẫy nước tranh ăn làm văng lên tung toé ướt sũng cả mặt sàn.

Ngoài những trải nghiệm và tìm hiểu thực tế về nghề nuôi cá bằng bè nổi trên sông, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước đã nổi tiếng bao đời nay. Một cuộc sống không chỉ ăn, chở ở, trên sông mà còn là nơi sinh hoạt đa điều liên quan đến cuộc sống cư trú và sinh tồn. Đây chính là điều làm nên tính đặc sắc có một không hai của người dân miền Tây Nam Bộ.

7

Du khách mua quà lưu niệm là các sản phẩm thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Đa Phước. Ảnh: Thế Anh

Không chỉ vậy, du khách còn có dịp ghé thăm làng Chăm Đa Phước đã hình thành khoảng 120 năm, tham quan thánh đường Hồi Giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm, trải nghiệm cuộc sống với người dân địa phương. Nếu đến với Châu Đốc mà du khách không một lần đến với làng nổi thì quả là một điều thiếu sót.

Một số hình ảnh khác:

 

d
e
f
g
h

- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm