Loài bé bằng đầu ngón tay nhưng là đặc sản “trời cho”, ai ăn cũng công nhận ngon lạ lùng
Loại quả độc chết người là đặc sản trăm năm / Loại quả mọc dại ven sông, hái về nấu lẩu thành đặc sản nức tiếng miền Tây
Đi qua nhiều vùng miền khác nhau, chúng ta lại càng ngạc nhiên bởi văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng của Việt Nam. Có những loại lá, loại rau mọc dại, hay con vật dù bé nhỏ nhất cũng có thể tận dụng thành món ngon.
Đến với vùng đất nắng gió Quảng Bình, người dân nơi đây có thể khiến bạn bất ngờ bởi một đặc sản nức tiếng và chỉ ở đây mới ngon nhất, làm từ một loài sinh vật nhỏ bé nhưng có thể mang lại vị ngon lạ lùng: con chắt chắt.
Con chắt chắt.
Chắt chắt là loài sinh vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ, khá giống với hến nhưng có kích thước nhỏ hơn. Chúng thường sinh sống ở vùng nước lợ và nước ngọt thuộc Quảng Bình, Quảng Trị. Trong đó, chắt chắt ở khu vực sông Gianh là nổi tiếng ngon nhất. Chắt chắt sông Gianh có vị đậm đà của con nước triều cường biển Đông, lại có vị ngọt của trầm tích cát bồi, đất sét ở đáy sông nên khi nấu lên có mùi vị riêng đặc trưng mà không nơi nào có được.
Hằng năm từ tháng hai đến tháng bảy (âm lịch) khi con nước thủy triều dâng lên hợp lưu với dòng Gianh chính là mùa của con chắt chắt. Sau đó người ta vẫn có thể tiếp tục bắt chắt chắt vào cả tháng 10, tháng 11 âm lịch. Với những cư dân ven sông Gianh, chắt chắt là món quà “trời cho” đến từ dòng sông Gianh, giúp người dân có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.
Chắt chắt sống ở vùng nước lợ, trộn lẫn trong cát, muốn khai thác được phải dùng cào. Nơi nước sâu thì dùng cào đứng trên thuyền bắt, những chỗ nước nông thì có thể xắn quần ngang gối rồi lội xuống cào.Chắt chắt cào lên được đem đi khắp các chợ quanh vùng để bán, nhiều thương lái còn gom hàng vào bán ở các chợ Hoàn Lão, Đồng Hới lên tận chợ Đồng Lê. Lúc nào người ta cũng bán hết sạch, chẳng để thừa một con chắt chắt nào.
Để bắt được chắt chắt lẫn với cát sạn dưới đáy sông đã vất vả, muốn ăn được loài vật này cũng phải chế biến rất kì công. Chắt chắt cào lên được ngâm qua nước sạch để nhả bùn, đất sau đó đem rửa để ráo nước rồi thả vào nồi nước sôi, bỏ ít muối. Nước sôi bùng lên thì dùng đũa cứ thế đảo đều tay để con chắt chắt mở hết vỏ, phần ruột tách rời ra. Sau khi luộc xong thì đổ ra rổ, cho vào nước lạnh để đãi như đãi gạo, có thế mới lấy được ruột chắt chắt một cách nhanh nhất và nhiều nhất. Con chắt chắt khi đó mới có thể mang đi chế biến thành món ăn.
Nước luộc chắt chắt thì chớ đừng bỏ đi bởi đây là thứ nước ngọt lịm chứa tinh chất của con chắt chắt, dùng nấu canh rau hoặc nấu cháo thì quá tuyệt vời. Vào mùa nắng nóng, các món ăn từ chắt chắt luôn được lựa chọn trong bữa cơm gia đình và du khách ưa chuộng.
Từ những con chắt chắt bé nhỏ, người Quảng Bình có thể chế biến thành cực kỳ nhiều món ngon, có thể kể đến như bánh đa xúc chắt chắt xào, bún chắt chắt, canh chắt chắt, cháo chắt chắt, chắt chắt nấu lá ngút…, thậm chí còn có cả món chắt chắt xào mít non và lá lốt vô cùng thú vị. Con chắt chắt có vị ngọt thanh mát, thấm đượm vị phù sa khi hoà cùng các nguyên liệu khác thì tạo nên món ăn vô cùng lạ miệng, hấp dẫn. Nếu đi du lịch Quảng Bình, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn được chế biến từ loài vật này nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ