Loại cây nguy hiểm nhất thế giới mọc hoang nhiều ở Việt Nam: Toàn thân có độc, bộ Y tế xếp vào nhóm độc bảng A
Người Maya từng tạo ra nền văn minh huy hoàng như ‘người ngoài hành tinh’, cớ sao lại biến mất bí ẩn? / Trong Tây Du Ký, Trư Bát Giới lấy vợ nhiều năm tại sao vẫn không có con?
Trong tự nhiên, có nhiều loại thực vật có vẻ ngoài tươi đẹp nhưng lại ẩn chứa những nguy hiểm khiến ai nấy phải kinh hãi.
Trong đó, bí ẩn về loại thực vật được mệnh danh là “loại cây nguy hiểm nhất thế giới” đến nay vẫn chưa thể giải đáp.
Theo Sohu, Cây Datura hay còn gọi là cây cà độc dược được biết đến là một trong những cây nguy hiểm nhất thế giới. Loài cây này nổi tiếng với hoa đẹp nhưng lại ẩn chứa dược độc, ẩn chứa những mối nguy hiểm, xuất hiện trên khắp thế giới.
Cây Datura có nguồn gốc từ Nam Mỹ và sau đó được du nhập vào các khu vực khác. Thậm chí ở Việt Nam, loại cây này được biết với tên là Cà độc dược, được trồng nhiều ở các tỉnh thành như Tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bến Tre hay tỉnh Đồng Tháp,...
Dù trong Đông Y, đây là một vị thuốc tốt nhưng cũng có tính độc. Vì vậy, người dân không được tự ý sử dụng mà phải tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc Đông y giàu kinh nghiệm.
Cũng theo Sohu, độc tính của loại cây có hoa rực rỡ, mùi thơm hấp dẫn này đến từ nhiều loại ancaloit, bao gồm daturaine, atropine, v.v
Những alkaloid này được sử dụng rộng rãi trong y học nhưng nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể gây ngộ độc nặng, thậm chí tử vong.
Cây Datura chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó độc nhất là daturaline (Atropine) và atropine (Scopolamine). Những thành phần này có tác dụng kháng cholinergic mạnh và có thể cản trở hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Sau khi cơ thể con người tiếp xúc với những chất độc này sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, bao gồm giãn đồng tử, khô miệng, nhịp tim nhanh, mờ mắt, ảo giác, buồn ngủ, v.v. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị nhiễm độc có thể gặp các triệu chứng như cứng cơ, khó thở hoặc thậm chí hôn mê.
Độc tính của cây cà độc dược ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể. Các alcaloid của nó có thể được hít qua hệ hô hấp, gây cảm giác nóng rát ở cổ họng, khó thở và ho. Nếu tiếp xúc với da, các alcaloid có trong loài cây này có thể gây ra phản ứng dị ứng, ngứa, nổi đỏ. Ăn trái cây hoặc các bộ phận của cây cà độc dược thường dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng như chóng mặt, ảo giác, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, các triệu chứng về đường tiêu hóa, v.v.
Ngoài những chất độc, cây cà độc dược còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm về mặt tâm lý. Các alcaloid của nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra những thay đổi về ý thức và ảo giác. Ở một số vùng, cây cà độc dược được sử dụng làm thuốc hoặc là một phần của nghi lễ thờ cúng thần bí. Tuy nhiên, kiểu sử dụng này có thể dễ dàng dẫn đến lạm dụng và phụ thuộc đồng thời gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng.
Bất chấp những nguy hiểm, loài cây này vẫn được coi là loài cây linh thiêng trong một số nền văn hóa. Cần lưu ý rằng hoa đẹp và sức hấp dẫn của cây cà độc dược có thể khiến nhiều người chủ quan đến sự nguy hiểm của nó. Không ít người vì lơ là khi ngắm hoa và vô tình tiếp xúc với các bộ phận của cây dẫn đến ngộ độc.
Đối với người bình thường, tốt nhất nên tránh tiếp xúc với cây cà độc dược và các bộ phận của nó để tránh vô tình thuống bị ngộ độc. Đặc biệt, cần cẩn trọng trông chừng trẻ em và vật nuôi tránh xa loại cây này, ngăn ngừa việc nuốt phải hoặc vô tình tiếp xúc với cây cà độc dược.
Đáng nói, các chuyên gia hiện tại vẫn bất lực trước những trường hợp ngộ độc liên quan đến nó
Cây Datura có độc tính cao nên ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng. Khi nghi ngờ ngộ độc, nhiều người không biết phải ứng phó thế nào nên đã làm trì hoãn việc sơ cứu.
Theo đó, độc tố của cây cà độc dược rất khó giải độc một cách triệt để.
Hiện nay trên thế giới chưa có loại thuốc giải độc hiệu quả nào có thể vô hiệu hóa tác dụng của độc tố cây cà độc dược.
Vì vậy, trong điều trị cấp cứu, các chuyên gia thường chỉ có thể đưa ra phương pháp điều trị hỗ trợ dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh để giúp họ giảm triệu chứng và loại bỏ độc tố.
Cũng chính vì lý do này, hiện nay ở Việt Nam, cà độc được là loài cây thuộc nhóm độc bảng A với toàn thân chứa nhiều loại độc tính, được Bộ Y tế khuyến cáo không nên trồng trong nhà dân và nơi công cộng.
Loài cây này thường mọc hoang những nơi đất hoang, đất mùn, hơi ẩm. Ở nước ta, 3 loại cà độc dược xuất hiện nhiều là: Cây cà độc dược với hao trắng thân xanh, cành xanh (Datura metel L. forma alba), cây cà độc dược với hoa đốm tím, cành và thân tím (Datura metel L. forma violacea) và dạng lai của hai dạng trên.
Loại cây này có nhiều nhất ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Vì vậy mà người dân cần lưu ý khi phát hiện thấy loại cây này, tránh để tình trạng vô tình bị ngộ độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?