Ma mút biến mất bởi một "kẻ tấn công" ngoài hành tinh?
Clip: Rắn hổ mang chúa nuốt chửng kẻ đi săn mồi trong chớp mắt / Clip: Một phút sơ sẩy, “sát thủ” đầm lầy Amazon trở thành miếng mồi của trăn khổng lồ Anaconda
Ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) từng phát triển mạnh mẽ khắp thế giới trong hàng trăm ngàn năm, trước khi quần thể đột ngột suy giảm vào gần 13.000 năm trước, cuối cùng là tuyệt chủng trong vài ngàn năm sau đó.
Việc săn bắt quá mức của con người cổ đại có thể là một trong các nguyên nhân, nhưng còn một thứ gì đó khủng khiếp hơn vẫn đang ẩn mình trong dòng lịch sử.
Giờ đây, một sự trùng hợp lạ thường đã được tìm thấy trong trầm tích từ 50 địa điểm trên khắp thế giới, bao gồm Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á, dải băng Greenland...
Trong các lõi băng được đào từ những vùng đóng băng vĩnh viễn ở Greenland, các vi hạt liên quan đến các đám cháy lan rộng trong khắp bầu khí quyển vào thời điểm 12.800 năm trước đã được phát hiện.
Trong một số mẫu trầm tích cùng thời điểm khác, chẳng hạn như ở Syria và 3 địa điểm tách biệt ở Bắc Mỹ, có thể tìm thấy hàm lượng bạch kim cao bất thường.
Một số mẫu ở những nơi khác lại chứa các quả cầu sắt cực nhỏ gọi là vi cầu.
Điều đó cho thấy có một sự kiện chưa được ghi nhận đã xảy ra vào 12.800 năm trước và có tác động toàn cầu.
Sự kiện đó liên quan đến tác động ngoài hành tinh, bởi bạch kim cao bất thường là đại diện của các vật thể vũ trụ, ví dụ như sao chổi.
Vật thể đó phải phát nổ mạnh trong bầu khí quyển, gây nên một đám cháy khổng lồ, lơ lửng, cũng như sóng xung kích đủ mạnh để tạo nên áp suất cực đoan, giúp hình thành các vi cầu.
Cũng có thể, thảm khốc hơn, vật thể đó đã va chạm trái đất, bắn các mảnh vật liệu cháy khắp nơi và tạo ra vi cầu tại chỗ.
Theo đồng tác giả Christopher Moore từ Đại học Nam Carolina (Mỹ), giả thuyết sao chổi nổ tung trên không hợp lý hơn bởi đến nay, các nhà khoa học không tìm thấy miệng hố va chạm nào thực sự phù hợp.
Dù bằng cách nào, dường như Trái Đất đã bị một sao chổi tấn công vào thời kỳ đó. Không chỉ để lại những thứ dị thường, kẻ tấn công ngoài hành tinh này sẽ đủ sức gây ra biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Điều này có thể phá hủy môi trường sống của loài ma mút, đồng thời giải thích cho việc suy giảm quần thể đột ngột.
Ủng hộ cho lập luận này là sự hiện diện của các hạt thạch anh bị nứt do sốc trong lớp ranh giới Younger Dryas trên một loạt các địa điểm khác ở khắp Bắc Mỹ.
Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí Airbursts và Cratering Impacts là lời cảnh báo cho thấy những kẻ tấn công ngoài hành tinh có thể nguy hiểm tới mức nào.
Các vụ va chạm rõ ràng đã nhiều lần làm thay đổi tiến trình sự sống trên Trái Đất và rõ ràng các sứ mệnh phòng thủ hành tinh mà các cơ quan vũ trụ đang theo đuổi là rất cần thiết để giữ gìn nền văn minh hiện tại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'