Nam sủng hầu hạ Võ Tắc Thiên cần 2 điều kiện: Ngoài đẹp trai, điều còn lại không phải ai cũng đáp ứng được
Những hình phạt tàn độc do Võ Tắc Thiên nghĩ ra, "Ngọc nữ leo thang" trở thành cơn ác mộng của bất cứ ai / Chồng chết, con gái Võ Tắc Thiên nổi loạn, gọi hàng loạt nam sủng đến qua đêm, tì nữ hôm sau vào dọn phòng kinh sợ phải lùi bước
Tiêu chuẩn chọn nam sủng của Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên là vị nữ hoàng đế duy nhất của lịch sử Trung Quốc. Bà thượng vị vào năm 66 tuổi. Bà cũng là nữ nhân duy nhất trong lịch sử Trung Quốc dám tạo nên tam cung lục viện cho mình.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, Võ Tắc Thiên là người phụ nữ có tài năng, có trí tuệ, khác hẳn với những người khác. Bà có thủ đoạn cứng rắn, trị vì quốc gia đúng đắn nhưng cũng vì nhiều yếu tố nên bà đã trở thành nhân vật vừa tốt vừa xấu nổi tiếng trong lịch sử. Cuộc sống đời tư phức tạp của bà cũng bị người người đời bàn tán.
Theo ghi chép trong sách sử, Võ Tắc Thiên có một đời sống chốn hậu cung chẳng kém gì các nam hoàng đế. Bà cũng có yêu cầu rất cao với các nam sủng của mình. Những người đó không những phải có bề ngoài đẹp trai, anh tuấn, dáng người tốt, không mắc bệnh tật mà còn cần phải có tài hoa.
Nói một cách đơn giản hơn, điều kiện cơ bản nhất để Võ Tắc Thiên chọn nam sủng, nếu đặt trong xã hội hiện tại thì đó chính là đại diện cho quan điểm của tất cả các cô gái trẻ hiện nay. Từ xưa đến nay, đàn ông chẳng thể qua nổi sự hấp dẫn của những cô gái đẹp, còn phụ nữ tất nhiên cũng sẽ thích những người đẹp trai.
Trong thời kỳ trị vì về sau của Võ Tắc Thiên, tuy tuổi đã cao, nhan sắc đã phai tàn nhưng khát vọng của bà với đàn ông lại không hề giảm.
Phương thức tuyển chọn nam sủng của Võ Tắc Thiên cũng khá là kỳ quái. Bởi dù có là nữ hoàng đế thế nhưng bà vẫn bị ràng buộc bởi Nho gia lễ giáo. Thế nên so với việc các vị vua khác tuyển chọn phi tần mỹ nữ một cách thoải mái thì Võ Tắc Thiên chọn nam sủng không thể công khai như thế.
Chính vì vậy, Thái Bình công chúa và Thượng Quan Uyển Nhi chính là cầu nối để Võ Tắc Thiên có thể nạp nam sủng. Những mỹ nam này đều phải thông qua Thái Bình công chúa và Thượng Quan Uyển Nhi "xem thử" trước thấy tốt và phù hợp rồi mới được tiến cung dâng lên Võ Tắc Thiên.
Theo ghi chép, số lượng nam sủng của Võ Tắc Thiên có thể đã đạt tới con số 3.000 người. Trong số đó nổi bật nhất chính là những cái tên như Trầm Nam Cầu, Tiết Hoài Nghĩa, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông. Những nam sủng này nhận được sự yêu mến của Võ Tắc Thiên bởi nhan sắc xuất chúng, tài mạo hơn người.
Ai đã từng đọc về lịch sử thời nhà Đường chắc hẳn đã chẳng còn xa lạ với những cái tên này, cả bốn người này đều là những người phù hợp với tiêu chuẩn hà khắc của Võ Tắc Thiên, được bà trăm chọn nghìn tuyển mới có được.
Tất nhiên là ngoài việc có tài hoa, nhan sắc, họ còn có một khả năng khiến Võ Tắc Thiên vô cùng tán thưởng, đó là họ có đầu óc chính trị và khả năng phán đoán thế cục. Điều này rất dễ giải thích nhưng lại chẳng phải là thứ mà các nam sủng tuấn tú khác dễ dàng có được.
Võ Tắc Thiên lập nên cơ cấu Phụng Chấn Phủ để chuyên tuyển chọn cũng như quản lý nam sủng của mình. Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông chính là hai người phụ trách cai quản, quản lý nơi này.
Cuộc sống của Võ Tắc Thiên trở nên nhiều màu sắc hơn nhờ các nam sủng
Cuộc sống thời trẻ của Võ Tắc Thiên trong hoàng cung Lý Đường chẳng thể coi là viên mãn, sung sướng, thậm chí còn có thể nói đó là quá khứ đầy đau thương và cay đắng.
Thời trẻ, Võ Tắc Thiên được Đường Thái Tông nhìn trúng, tuyển vào cung phong là Tài nhân, nhưng cô gái trẻ Võ Tắc Thiên khi ấy lại không có được sự sủng ái của Đường Thái Tông.
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, Đường Cao Tông Lý Trị nối ngôi, Lý Trị vô cùng yêu thích sắc đẹp cùng tài hoa của Võ Tắc Thiên, cũng chính trong hoàn cảnh đó hai người đã nảy sinh tình cảm yêu đương.
Nhưng Lý Trị khi ấy đã lấy vợ cho nên mối quan hệ mập mờ giữa Lý Trị và Võ Tắc Thiên nhanh chóng bị khắp trong ngoài triều đình lên tiếng phản đối. Còn Võ Tắc Thiên lại dùng những màn kịch "vu oan giá họa" để đẩy Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi vào đường cùng.
Lý Trị sau đó vì tình trạng sức khỏe ngày một sa sút nên cuối cùng bất đắc dĩ phải để Võ Tắc Thiên thay mình chấp chính. Trước lúc băng hà, Lý Trị đã để lại di ngôn, truyền lại ngôi vị cho con trai là Lý Hiển đồng thời cho phép Võ Tắc Thiên phò tá vua.
Cũng chính từ đây, Võ Tắc Thiên chính thức tạo ra con đường vương quyền của chính bà. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự lớn dần của tuổi tác, Võ Tắc Thiên dần cảm thấy sức khỏe bản thân bắt đầu có những biểu hiện khó để nói ra, rõ ràng là sức bà đã lực bất tòng tâm, chỉ muốn an nhàn hưởng thụ cuộc sống tiêu dao lúc về già.
Thế nhưng sự xuất hiện của bốn người Tiết Hoài Nghĩa, Trương Xương Tông, Trương Dịch Chi cùng Thẩm Nam Mậu đã khiến Võ Tắc Thiên nhanh chóng tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, bốn người này không chỉ có tướng mạo hơn người mà còn tinh thông cầm kỳ thư họa, thi từ khúc phú, có thể xem như là nhân tài hiếm có lúc bấy giờ.
Hơn thế, trong thời gian ở chung, Võ Tắc Thiên còn cảm nhận được việc họ có thể giúp bà giảm bớt muộn phiền, bày mưu tính kế, chia sẻ bớt gánh nặng cho bản thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm