Ngoài “tứ đại mỹ nhân” Trung Quốc, ai là người người đẹp “khuynh quốc đảo thành”?
Rạp hát bị bỏ hoang ở trung tâm Hong Kong và lời đồn về cậu bé cùng mẹ xem phim nhìn thấy nhiều người trong rạp nhưng mẹ thì không / Bất ngờ trước khoảnh khắc sư tử ‘ngủ nướng vắt vẻo’ trên cây cao
Tứ đại mỹ nhân và vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải cúi nhường
Cùng điểm một chút về những đã đi vào sử sách của cái đẹp trong thời cổ đại Trung Hoa. Khi nói về họ, người ta phải dùng cả những ngôn ngữ chuyên biệt để nói về sắc đẹp mỹ miều hiếm ai sánh nổi đó.
“Trầm ngư” là cụm từ dành cho nàng Tây Thi. Nàng đẹp đến nỗi mà khi nàng nhăn mặt cũng làm lòng người đắm đuối, khi nàng soi bóng bên bờ sông vẻ đẹp của nàng làm lũ cá say nhìn đến nỗi quên cả bơi mà dần dần chìm xuống đáy. Từ đó “trầm ngư” tức là “cá chìm” được dùng cho nàng như một ngợi ca.
“Lạc nhạn” là cách người ta gọi người đẹp Vương Chiêu Quân. Truyền thuyết kể rằng trong một lần xuất giá sang Hung Nô, khi ngang qua một hoang mạc lớn lòng buồn nhớ cố hương, nàng bèn đàn khúc “Xuất tái khúc”. Lúc ấy, một con ngỗng trời bay qua xót thương cho nỗi oán cảm thương tình trong ca khúc mà đoạn ruột, đứt gan rồi sa xuống đất. Nguồn gốc của “lạc nhạn” là từ đó.
“Bế nguyệt” là trăng bị che khuất, đó là từ ngữ đắt giá khi nói về nhan sắc của Điêu Thuyền. Nàng đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình che khuất sau bóng mây đen khi nàng đi dạo thưởng ngoạn trong đêm.
Còn Dương Qúy Phi mang giai thoại về “tu hoa”. Nàng sở hữu vẻ đẹp làm hoa cũng phải xấu hổ thu mỗi khi thở than, u uất: “Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?” Lời chưa dứt lệ đã tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn vào.
Ai là người đẹp nhất?
Trong “tứ đại mỹ nhân” được nói đến, người đời vẫn tôn vinh Tây Phi là số một của vẻ đẹp “chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành”. Nhưng nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu thì có lẽ danh hiệu mỹ nhân cổ đại phải dành cho Mao Tường.
Trong chính sử không tìm thấy những ghi chép cụ thể, chỉ biết nàng vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn cuối thời Xuân Thu. Trên thực tế, Mao Tường mới chính là hiện thân của cái đẹp. Câu thành ngữ “Chim sa cá lặn” vốn dành để miêu tả vẻ đẹp của Mao Tường, Li Cơ nổi tiếng trong “Trang Tử Tề vật luận”. Nàng mới chính là nguyên mẫu của vẻ đẹp “cá lặn” chứ không phải Tây Thi.
Các văn nhân hậu thế khi nhắc đến vẻ đẹp của đầu tiên đều nhắc đến Mao Tường rồi mới đến Tây Thi cũng như các người đẹp khác. Nhưng vì sao Mao Tường lại không nổi tiếng như họ? Thực ra, các mỹ nhân trong tứ đại mỹ nhân hoàn toàn không chỉ đánh giá dựa trên nhan sắc mà còn dựa vào bối cảnh chính trị. Ngoài nhan sắc trời ban hơn người, những mỹ nhân này đều gánh trên vai một trọng trách chính trị của lịch sử, vì thế mà trở nên nổi tiếng với hậu thế.
Xưa nàng Tây Thi xả thân cứu nước Việt, Vương Chiêu Quân nhẫn nhịn vì đại nghĩa, Điêu Thuyền dùng mình làm mỹ nhân kế ly gián cha con Đổng Trác-Lã Bố, Dương Quý Phi trở thành tác nhân gây ra loạn An Sử. Mao Tường tuy nhan sắc nổi trội hơn cả, nhưng vốn là một sủng phi chỉ an phận thủ thường với cuộc sống bình yên chốn hậu cung nên ít được hậu thế biết đến và nhắc tới.
Còn Tây Thi thân nữ nhi yếu đuối nhưng lập nên “kỳ tích vĩ đại”, xả thân mình mà cứu được Việt Vương, giúp Việt đánh bại Ngô, làm nên giai thoại nổi tiếng trong lịch sử Xuân Thu chiến quốc. Cho nên, đối với hậu thế nàng luôn nhận được sự đồng cảm, ngưỡng mộ và thương cảm, cuộc đời nàng gắn với một giai đoạn lịch sử vì thế luôn được quan tâm, bình luận và trở nên nổi tiếng.
"Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân" là ai?
Từ "Tam Quốc diễn nghĩa", người người đều khen Điêu Thuyền đẹp, nhưng sắc đẹp của nàng không hề được mô tả. Trong khi đó, nhan sắc của Chân Hoàng hậu đã được Tào Thực ca ngợi hết lời trong bài phú "Lạc Thần Phú".
"Lạc Thần phú" được Tào Thực sáng tác khi Chân Hoàng hậu - chị dâu của ông - đã qua đời. Tào Thực dùng ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của nàng Chân Lạc.
Người đời sau thậm chí đã nghi ngờ giữa Tào Thực và chị dâu đã có một cuộc tình lãng mạn nhưng không thành, khiến em trai Ngụy Văn Đế một đời đau khổ. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Chân Lạc sinh năm 182, thời Hán Linh Đế, người quận Trung Sơn (nay là Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Cha của Chân Lạc mất năm nàng 3 tuổi. Đến 9 tuổi, Chân Lạc trở nên vô cùng thông minh, biết cách tự học chữ đọc sách.
Sau này, khi đến tuổi thành thân, Chân Lạc được bá chủ phương Bắc đương thời là nhà quân phiệt Viên Thiệu cưới về cho con trai Viên Hy.
Viên Thiệu và Tào Tháo được ví như Chu Du với Khổng Minh. Không có Gia Cát Lượng và Tào Tháo, Viên Thiệu, Chu Du chắc chắn trở thành vô địch thiên hạ.
Tại đại chiến Quan Độ, cha con Viên Thiệu thất bại trước liên quân của 18 chư hầu Quan Đông. Vài năm sau, cha con họ Viên qua đời.
Tào gia sóng gió vì người đẹp
Trong vị thế phe thắng trận, Tào Tháo vốn đã chú ý tới sắc đẹp của "Lạc Thần" Chân Lạc. Trước khi tiêu diệt Viên gia, Tào đã toan tính hòng bắt mỹ nhân về tay mình. Tiếc rằng, con trai ông là Tào Phi cũng mê mẩn trước Chân Thị.
Sau khi công hạ Nghiệp Thành, Tào Phi lập tức đưa 1000 binh mã xông vào Viên phủ cướp bóc. Lần đầu gặp nàng Chân Lạc tại đây, Tào Phi đã "hồn xiêu phách lạc". Năm đó, Tào Phi mới 17 tuổi, ông ra sức cầu xin cha được... lấy Chân Lạc làm vợ.
Trước "sự đã rồi", Tào Tháo buộc phải chấp thuận hôn sự của Tào Phi.
Hai chị em nhà Tiểu Kiều
Đều là những trang quốc sắc thiên hương. Đại Kiều được miêu tả có vẻ đẹp nhu mì, đôi mắt diễm lệ nhưng luôn chất chứa âu sầu. Bản tính hiền hậu, nhút nhát, sống nội tâm yêu thích thêu thùa, nấu ăn, chăm sóc hoa lá. Ngược lại Tiểu Kiều dung mạo xinh đẹp, thông minh hơn người, đa tài đa nghệ, ham mê đọc sách, đánh đàn, ngắm hoa, làm thơ. Khi Tôn Sách và Chu Du đến thăm Kiều gia trang đã mê mẩn trước sắc đẹp của hai nàng. Tôn Sách đã cưới Đại Kiều còn Chu Du cưới nàng Tiểu Kiều. Ảnh minh họa chân dung hai chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?