Ngư dân vớt được cục sắt 90kg, liền bán đồng nát được 200 ngàn đồng hóa ra lại là cổ vật 1000 tỷ
Ngôi nhà 650 tỷ độc nhất ở Việt Nam: Có bức tường thành cao 22m, với vô số cổ vật quý hiếm và cây trăm tuổi / "Cục đá" kỳ dị 3.000 năm tuổi ở Trung Quốc được bán với giá hơn 29 tỷ đồng
Một ngư dân đã quăng lưới trúng phải cổ vật hơn ngàn năm nhưng chỉ nghĩ đó là phế liệu và bán lại nó với giá 200.000 đồng.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều triều đại cùng các nền văn hóa khác nhau, Trung Quốc sở hữu nhiều di tích văn hóa không đếm xuể. Thậm chí, hiện nay ở đất nước này vẫn còn nhiều bảo vật, cổ vật đang lưu lạc trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng có kiến thức về các cổ vật nên nhiều di tích văn hóa bị phá hủy một cách vô ý. Đáng nói, còn có người biết là cổ vật nhưng vẫn cho rằng đó là đồng nát, vô giá trị.
Tình huống này đã xảy ra vào năm 1980 khi một ngư dân sống ở một ngôi làng ở Trùng Khánh đã đi thả lưới bắt cá và vớt lên được một cây cột sắt khá lớn trong tình trạng đã gỉ sét, nặng khoảng 90kg, cao khoảng 75cm.
Đáng nói, trên thân cây cột sắt này có khác chữ nhưng ông không biết đó là gì. Sau đó, ông và con trai đã quyết định đem cột sắt về nhà. Sau khi được nhiều người ngắm nghía và không ra quyết định, người đàn ông này quyết định mang nó đến nơi thu mua phế liệu để bán nó với giá 65 NDT (hơn 200.000 đồng). Ở thời điểm đó, đây là số tiền bằng thu nhập nửa năm nên ông ngư dân là lão Trần vô cùng sung sướng. Câu chuyện này được nhiều người dân trong vùng mang ra bàn tán.
>> Xem thêm: Jacana: Loài chim nhiều chân, chúa tể của vùng biển châu Phi
Thậm chí, sự việc còn được truyền tai đến Cục Di tích Văn hóa địa phương. Sau đó, cán bộ của cục đã tìm đến tận nhà của lão Trần nghe đầu đuôi cầu chuyện rồi lại đến trạm thu phế liệu để yêu cầu mua lại cây cột sắt.
Người cán bộ này đã tốn nhiều công sức để đào bới đống phế liệu để tìm ra cột sắt này và chấp nhận chi 200 NDT (hơn 680.000 đồng) để mua lại.
Sau khi đem về Cục, cột sắt này đã được các chuyên gia khảo cổ xác định là một trụ sắt dùng để xây cầu từ thời Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN). Thậm chí, đây còn được đánh giá cổ vật bằng sắt hoàn chỉnh nhất với niên đại sớm nhất được ở Trung Quốc với giá trị nghiên cứu lịch sử vô cùng lớn. Sau đó, cột trụ sắt đã được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng Tứ Xuyên. Rất may rằng cổ vật này đã thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ