Khám phá

Nhà bác học có mối thâm thù với Newton vì nỗi oan 'ăn cắp' : Là 'cha đẻ' của đạo hàm và tích phân?

Là một nhà bác học nổi tiếng người Đức, Leibniz đã vướng vào tranh cãi ai là 'cha đẻ' vi tích phân với Newton và sau đó đã được 'minh oan'.

'Móng sắt' khổng lồ hủy diệt chiến thuyền của nhà bác học Archimedes / 'Nhà bác học điên' từng tuyên bố tạo ra vũ khí hủy diệt

Ảnh minh họa

Sinh vào năm 1646 trong một gia đình gia giáo bậc nhất châu Âu, Gottfried Wilhelm Leibniz có cha là giáo sư Luật và Triết Học ở đại học Leipzig. Tuy nhiên cha ông đã mất khi Leibniz chỉ mới 6 tuổi. Dẫu vậy Leibniz vẫn được thừa kế kho thư tịch đồ sộ của cha và được tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại.

Sự nghiệp của Gottfried Wilhelm Leibniz thể hiện sự mong muốn kết hợp triết học kinh viện và phương pháp khoa học hiện đại.

Gottfried Wilhelm Leibniz có bằng tú tài từ Leipzig và tiếp tục nhận bằng tiến sĩ về Luật năm 1667 tại Altdorf.

Vào năm 1672, Leibniz được giao nhiệm đến trung tâm của khoa học và giáo dục ở Châu Âu tại Paris. Sau 4 năm ở đây, ông đã gặp nhiều nhân vật đình đám như Antoine Arnauld và Nicholas Malebranche. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là nhà toán học Christiaan Huygen - người dẫn dắt cho Leibniz đến những phát kiến khoa học mới nhất. Từ đó, ông đã được tiếp cận với những bản chưa được xuất bản của hai nhà bác học gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của ông là Descartes và Pascal.

Đến khi người bảo trợ cho Leibniz mất, ông phải đến Hanover làm thủ thư. Vào năm 1676, trên đường đến Hanover, ông đã dừng ở Amsterdam để gặp Spinoza và cuộc bàn luận về Đạo đức học, Vật lí học và Toán học.

 

Phần lớn cuộc đời của Leibniz là ở Đức. Ông làm nhiều chức vụ cho triều đình dưới thời của Johann Friedrich, Ernst August, Georg Ludwig (người làm vua nước Anh vào năm 1714).

Bỏ qua cảm giác bị cô lập khỏi nền trí thức châu Âu bấy giờ, Leibniz đã trao đổi thư từ với hơn 1.100 người khác trong suốt cuộc đời. Từ thủ thư, ông đảm nhận những vai trò như nhà sử gia và ủy viên hội đồng cơ mật tại triều đình. Vượt qua những thách thức, ông vẫn hoàn thành được số lượng công việc có độ sâu rộng về kiến thức cũng như số lượng đáng kinh ngạc.

Ông từng tham gia cuộc tranh luận gay gắt với Newton về quyền phát minh ra vi tích phân. Leibniz thậm chí còn bị buộc tội ăn cắp ý tưởng.

Theo đó, khi Leibniz công bố nghiên cứu quan trọng về toán học ông cũng không ngờ rằng sau đó sẽ diễn ra cho một mối thù suốt đời giữa hai nhà khoa học.

Cụ thể, Leibniz tạo ra một lý thuyết mới về giải tích nhưng Newton lại khẳng định mình đã thực hiện công việc tương tự này từ 20 năm trước. Newton thậm chí đã phải tìm lại những ghi chép cũ để minh cho thế giới về phát kiến của mình. Trước đó ông phải giữ bí mật về những nghiên cứu vi tích phân.

 

Tuy nhiên, về sau các nhà nghiên cứu sử học đã chỉ ra được sự khác biệt của hai bản nghiên cứu và minh oan cho Leibniz khi xác định Newton và Leibniz đã phát triển các ý tưởng về vi tích phân một cách độc lập. Trong khi Newton phát kiến các ý tưởng đầu tiên thì Leibniz là người đầu tiên công bố nghiên cứu. Theo đó, cả hai đều nghiên cứu độc lập và có đóng góp cho nhân loại những kiến thức quan trọng về toán học.

Leibniz chính là nhà Toán học đặt nền móng cho đạo hàm và tích phân. Nhà khoa học vĩ đại này qua đời ngày 14/11/1716.

Với những đóng góp trên nhiều lĩnh vực từ Triết học đến Toán học cũng như nhiều ngày khác, sự kiên trì theo đuổi sự hài hòa, tinh thần tự do và cái tốt của Leibniz vẫn luôn là kim chỉ nam của thế hệ sau này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm