Nhân bản "phục sinh" voi ma mút tuyệt chủng
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã lên kế hoạch dùng tế bào bị đóng băng và kỹ thuật nhân bản để phục sinh loài voi ma mút khổng lồ đã bị tuyệt chủng cách đây 10 nghìn năm.
Voi ma mút xuất hiện tại Bắc Mỹ 10.000 năm trước / Phát hiện nghĩa địa voi ma mút khổng lồ ở công trường Mexico
Vài năm nữa loài voi ma mút khổng lồ có thể sẽ phục sinh. Ảnh minh họa. |
Akira Irytani cùng các cộng sự của mình tại trường Đại học Kinki, Nhật Bản tuyên bố, họ sẽ cấy một nhân tế bào voi ma mút vào bên trong noãn bào không nhân của một tế bào trứng voi, từ đó tạo nên một bào thai nhân bản mang gen của loài voi ma mút.
Tiếp đó, họ sẽ đem bào thai nhân bản này cấy vào tử cung của một con voi mẹ châu Phi và kết quả thu được sẽ là một chú voi ma mút con nhân bản.
Bài báo đăng tải kế hoạch của nhóm Akira trên trang Yomiuri Online của Nhật cho biết, những nghiên cứu liên quan trên thế giới đã được bắt đầu từ năm 1997.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập được rất nhiều da và bộ phận cơ thể của loài voi ma mút trong 3 lần tiến hành khai quật lớp đất đóng băng ở vùng Siberia. Tuy nhiên, các nhân tế bào trong các mẫu tế bào thu được đều đã bị phá hủy bởi các tinh thể băng nên kế hoạch này bị trì hoãn nhiều lần.
Vào năm 2008, tiến sĩ Teruhiko Wakayama thuộc Trung tâm Phát triển Sinh học Riken, thành phố Kobe, Nhật Bản đã nhân bản thành công một con chuột dựa trên một tế bào đã bị đông lạnh trong 16 năm.
Kế hoạch của Akira và các cộng sự sẽ sử dụng phương pháp của Wakayama làm nền tảng để phát triển một kỹ thuật hoàn toàn mới. Chỉ cần 2-3% nhân tế bào trong các tế bào đã rã động không bị phá hủy thì kỹ thuật mới này có thể lấy được toàn bộ nhân tế bào ở trạng thái hoàn hảo.
Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học này cũng hy vọng, vào mùa hè năm 2011 này, họ có thể thu được những tế bào voi ma mút ở trạng thái tốt hơn từ nước Nga.
Việc xin tế bào trứng để chuẩn bị cho bào thai nhân bản từ một con voi mẹ sắp chết ở vườn thú cũng đã được hoàn thành. Đến khi bào thai nhân bản đã được nuôi cấy thành công, các nhà khoa học sẽ cấy nó vào tử cung của một con voi mẹ châu Phi đã được chuẩn bị cho kế hoạch.
Tiến sĩ Akira cho hay, kỹ thuật trích xuất các nhân tế bào từ các tế bào đã bị đông lạnh đã trở nên hoàn thiện, nguồn tế bào voi ma mút cũng đã được bảo đảm, các điều kiện đều đã hoàn tất. Và nếu như mọi chuyện thuận lợi thì chỉ 5-6 năm nữa loài voi ma mút đã tuyệt chủng hoàn toàn có thể phục sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Cột tin quảng cáo