Nhóm học sinh tiểu học tìm thấy loài côn trùng từng được cho là tuyệt chủng: Giá hơn 3 tỷ đồng một con
Cậu bé 9 tuổi phát hiện 'kho báu' bằng vàng có tuổi đời 3.000 năm / Tây Du Ký 1986: Dù đứng đầu Tam giới, tại sao khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn?
Vào cuối năm 2023, khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng làm bằng bê tông ở Cám Châu, Giang Tây, Trung Quốc, bốn học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cực kỳ lớn. Nó có kích thước tương đương với nắm đấm của một đứa trẻ, điều mà rất hiếm khi được nhìn thấy.
Trước khi phát hiện ra con bọ khổng lồ, những học sinh này đã được học về các loại côn trùng và động vật quý hiếm. Vì vậy, các em đã nhanh chóng bắt con bọ đặt vào hộp và bàn giao cho lực lượng chức năng. Nhờ hành động thông minh và kịp thời của mình,bốn em học sinh tiểu học đã góp phần cứu sống một sinh vật quý được bảo vệ ở cấp độ quốc gia(cấp độ 2) và đã nhận được lời khen ngợi từ phía cảnh sát.
Hóa ra, đó là một con bọ cánh cứng tay dài, được xác định là loài Cheirotonus jansoni. Điều đáng nói là,loài bọ này từng được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1982.Hiện nay trên thế giới chỉ còn số ít các cá thể được phát hiện tại Việt Nam và Myanma.
Loài côn trùng này, thuộc họ Scarabaeidae, ăn gỗ mục và đóng vai trò là loài phân hủy có giá trị sinh thái đáng kể. Bọ cánh cứng tay dài Cheirotonus jansoni được liệt kê là loài nguy cấp (EN) trong Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa.
Với kích thước ấn tượng lên tới 63mm dài và 35mm ngang, con bọ cánh cứng hiện lên với vẻ ngoài lấp lánh, hấp dẫn sự chú ý của những người yêu thích côn trùng trên khắp thế giới.
Con đực có thể dài trên 70mm, tấm ngực trước có màu xanh cổ vịt óng ánh, cánh trên đen bóng, diềm cánh nâu vàng. Phần chân trước phát triển với đốt bàn chân dài. Con cái cũng giống con đực về phần màu sắc, tuy nhiên phần chân trước của con cái thường ngắn hơn.
Cẳng tay (bàn chân trước) của con đực có 2 mấu răng, mép giữa có nhiều mấu lồi phát triển, phần trước ngực không được khắc dày đặc và có màu mờ; có 2 vạch màu vàng ở gốc cánh cứng, một số cá thể ở giao điểm của cánh cứng. Có các vạch màu vàng ở mép và mép bên, và một số cá thể ở Việt Nam có các vạch màu vàng phát triển.
Loài côn trùng có giá tiền tỷĐặc biệt, tại Trung Quốc, loài côn trùng này có thể nói là rất hiếm, thậm chí còn hiếm hơn cả gấu trúc tại đất nước tỉ dân. Loài Cheirotonus jansoni hay còn được gọi là "rùa vàng đa sắc" này còn có giá trị cao đến mứcngười ta sẵn lòng chi trả tới 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỉ đồng) để sở hữu.Ở Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á, nhiều người còn nuôi chúng như thú cưng.
Trong những năm gần đây, quần thể bọ cánh cứng Cheirotonus jansoni đã phục hồi đáng kể và có nhiều báo cáo về sự xuất hiện của loài này ở nhiều nơi, chẳng hạn như Quý Châu.
Sự xuất hiện trở lại của loài côn trùng này không chỉ là một hiện tượng sinh học đặc biệt mà còn mở ra cơ hội cho việc bảo tồn và nghiên cứu về đa dạng sinh học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ