Khám phá

Những bậc thầy đưa Lý Tiểu Long lên 'làm vua'

Cả cuộc đời võ thuật của ngôi sao kungfu lừng danh thế giới Lý Tiểu Long đã gắn liền với không biết bao nhiêu bậc thầy kungfu tiếng tăm, những người đã giúp đặt nền móng cho một ngôi sao võ thuật bất hủ nhất hành tinh.

Lý Hải Tuyền (1901 - 1965) - Thái cực quyền

Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng, vị tông sư võ thuậtcủa Lý Tiểu Long (Bruce Lee) là . Trên thực tế, người thâỳđầu tiên đặt dẫn lối chỉ đường cho ông đến với võ thuật tuyệt kỹlại chính là đấng sinh thành Lý Hải Tuyền (Lee Hoi Chuen). Mặc dùLý Hải Tuyền là một nghệ sĩ chuyên đóng vai hề của loại hình nhạckịch Quảng Đông truyền thống nổi tiếng của Hồng Kông nhưng trước đóLý từng theo học Thái cực quyền hơn chục năm và có nội công thâmhậu.

Câụbé Lý Chấn Phiên và cha (phải) trong bộ phim Phú quý phù vân/WealthIs Like a Dream (1948)

LýTiểu Long (phải) và cha Lý Hải Tuyền cùng luyện tập võnghệ

Từ nhỏ, cậu bé Lý Chấn Phiên (tên thật của ) đã tỏra là một người hiếu động. Anh cho rằng chỉ có quyền thuật mới cóthể dùng để chiến đấu. Do vậy ngay khi mới được vài tuổi, ChấnPhiên đã học Thái cực quyền cùng cha, từ đó con đường đến với võthuật của anh đã trở thành duyên phận không thể nào dứt. Nó gắntrọn với cuộc đời của ông mãi cho đến tận ngày ông giã từ trầnthế.

Ngay từ những bút tích về võ thuật mà Lý Tiểu Long ghi chép vềsau cho thấy, Thái cực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trongTriệt (Tiệt) quyền đạo (Jeet Kune Do) do ông sáng lập nên. Triệtquyền đạo của Lý Tiểu Long có những yếu tố liên quan đến các lýluận của Thái cực, Vô cực và Âm dương, dần dần được Lý phát triểnthành lý thuyết cốt lõi của Triệt quyền đạo, nói cách khác, Tháicực đồ cũng trở thành hình mẫu của Triệt quyền đạo về sau.

Lương Tử Đằng - Nội Mông quyền

Ngay từ nhỏ, Lý Tiểu Long đã tỏ ra là một cậu nhóc có khiếu võthuật. Cậu cần đến võ để tự vệ tại ngay chính khu phố nơi cậu sốngở Hồng Kông. Cậu nhóc Lý Chấn Phiên khi đó từng có ý nghĩ, bỏ Tháicực quyền mà cha truyền dạy, bởi cậu cho rằng, Thái cực là môn võthuật chậm chạp. Thế nhưng suy nghĩ trên của cậu con trai đã bị LýHải Tuyền cực lực phản đối. Ông biết tính cách Lý Chấn Phiên quámạnh bạo, do đóđã hướng con theo học Thái cựcquyền,nhằm khắc phục và trấn áp được tính hung hãn, mạnh mẽquá mức trong người con trai.

Bất chấp mọi nỗ lực của Lý Hải Tuyền, cậu bé Lý Chấn Phiên dầndầnvẫn quay lưng và bỏ hẳn Thái cực quyền mà cha anh đã cấtcông bồi đắp,để rôìtìm cách theo học một môn võ khác đểbù đắp. Lý Hài Tuyền biết chuyện, dù không còn cách nào thuyết phụcđược tính cách quá mạnh của con trai, ông đã nghĩ đến việc mời vịtiền bối võ lâm là Lương Tử Đằng làm thầy dạy cho Lý Chấn Phiên.Trước những toan tính và cất nhắc hết sức chu đáo của Lý Hải Tuyền,tưởng chừng như mọi việc sẽ suôn sẻ và diễn ra đúng như ý muốn cuaổng nhưng với một cậu con trai "bất hảo", mọi chuyện không hề dễdàng.

LýTiểu Long đã tiếp nhận ý nghĩa sâu sắc việc rèn luyện cơ bản võthuật thâm hậu cũng như những quyền lý tuyệt vời của Lương TửĐằng

Thế nhưng, vì vị nể trước danh tiếng của một nghệ sĩ nổi tiếngxứ cảng thơm như Lý Hải Tuyền, do đó Lương Tử Đằng đã không thểchối từ. Ông đành phải miễn cưỡng nhận cậu trò Lý Tiểu Long đến võđường cho nghe giảng lý luận võ công, nhưng thực tế chỉ nhận LýTiểu Long là học trò trên danh nghĩa.

Thời gian theo học ở võ đường của Lương Tử Đằng đã giúp Lý TiêủLong hội ngộ sâu sắc về rèn luyện những yếu tố cơ bản của võ thuậtthâm hậu cũng như những quyền lý tuyệt vời của thầy. Chính nhữngyếu tố trên đã giúp mở mang nhận thức về tuyệt kỹ kungfu của LýTiểu Long. Từ đó, giúp ông hiểu ra ý nghĩa quyền thuật chân chínhcủa Thái cực quyền cũng như những môn võ cổ truyền của TrungHoa.

Hơn nữa, những điều trên Lý Tiểu Long chưa từng được nghe chanhắc đến bao giờ, trong khi Lý Hải Tuyền muốn truyền dạy Thái cựcquyền cho con trai chỉ với mục đích tu thân, dưỡng tính và rènluyện sức khỏe thay vì để đi đánh lộn.

Diệp Vấn (1893 - 1972) - Vịnh xuân quyền

Bậc thầy võ nghệ nổi tiếng Trung Hoa Diệp Vấn (Yip Man),người Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Ông thiên di đến Hồng Kông dochiến tranh loạn lạc những năm 40, đồng thời mở võ đường truyền dạyphái võ Vịnh xuân quyền ngay tại đất Hồng Kông. Võ đường và mônphái Vịnh xuân quyền khi đó đã đưa tên tuổi của Diệp Vấn trở thànhmột vị danh sư võ thuật lừng lẫy cả về đức độ lẫn nghệ thuật kungfuthời cận đại ở xứ cảng thơm, khiến người đời ngưỡng mộ và kínhtrọng.

DiệpVấn truyền đạt Vịnh xuân quyền cho Lý Tiểu Long

Diệp Vấn cũng là người lĩnh xướng và đi đầu trong giới võ thuậtHồng Kông, giúp đưa bộ môn Vịnh xuân quyền có địa vị tuyệt đối trêntoàn thế giới. Trước khi Diệp Vấn mở võ đường truyền dạy môn võ này(1949), Vịnh xuân quyền về cơ bản chỉ là một phương thức giáo họctrong gia đình, nghĩa là tất cả những cao thủ Vịnh xuân quyền vềsau, chỉ truyền bí quyết võ học tinh hoa của môn phái cho chính concháu trong dòng tộc mình. Vì vậy, để có được tiếng tăm lẫy lừng vàquy mô truyền dạy quảng đại như thời Diệp Vấn, đó chính là cột mốclịch sử trong suốt hơn 200 nămmà môn phái Vịnh xuân quyền cóđược.

Duyên định đưa Lý Tiểu Long đến với Vịnh xuân quyền cũng nhờnhững tháng ngày lăn lộn giao lưu với những thành phần trong xã hôịđầu đường xó chợ, để rồi quen biết người bạn có tên Trương TrácKhánh, người đã gây ảnh hưởng lớn đến con người Lý Tiểu Long. Đó làđưa ông đến gần với vị nhất đại tông sư Diệp Vấn. Lý do Lý TiêủLong mến phục con người Trương Trác Khánh là bởi, ông nhận thâýnhững ngón võ của Trương thực sự sắc nét và nhạy bén, và bí quyếtlà nhờ Trương Trác Khánh đã đến với Vịnh xuân quyền từ trướcđó.

Từ cơ duyên trên, Lý Tiểu Long đã được Trương Trác Khánh chínhthức giới thiệu tới võ đường của Diệp Vấn, đồng thời bắt đầu học vỡlòng những hệ thống học thuật của Vịnh xuân quyền. Tất nhiên, banđầu Diệp Vấn không phản đối Lý Tiểu Long có tiếp tục tập luyện Tháicực quyền hay không, ông cũng nhất quán trong việc không can thiệphay phản đối học trò của mình tập hay theo các môn phái khác.

LýTiểu Long là đệ tử cưng của võ sư Diệp Vấn

Không những thế, ông còn đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyệnchiến đấu thực tế. Diệp Vấnbiết rõ một điều, một quyền pháimuốn tồn tại được phải nhờ vào thực lực nội tại của bản thân, ngươìhọc võ chỉ có cách "nói chuyện bằng tay" hoặc dùng vũ lực thực tếmới giúp không ngừng hoàn thiện bản thânvà tăng cường sứcmạnh cá nhân. Những điều này, ngay lập tức đã ảnh hưởng một cáchsâu sắc và thấm nhuần vào tận máu tủy của Lý Tiểu Long, theo ôngsuốt nghiệp võ thuật về sau.

Trần Hưởng - Thái Lý Phật quyền

Trong số 26 yếu tố bộ môn Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long,không thể không nhắc đến quyền Thái Lý Phật, một phái quyền thuậtdanh tiếng ở Quảng Đông. Thực tế, Thái Lý Phật quyền đã có lịch sửhơn 100 năm nhưng nó chỉ thực sự phổ biến ở một vài nơi như HồngKông, Quảng Đông và các nước Đông Nam Á.

Còn đối với một người muốn dựa vào võ thuật để phô trương thanhthế như Lý Tiểu Long, không có cớ gì để không học một môn võ họcdanh tông như Thái Lý Phật quyền, vì cả môn phái này lẫn Vịnh xuânquyền đều có giá trị ở tính chiến đấu thực tiễn. Thậm chí ở HồngKông, Thái Lý Phật quyền được coi là một phái quyền thuật có tínhchiến đấu thực tiễn được tôn sùng nhất.

Thiệu Hán Sinh (1900 - 1994) - Tiết quyền

Trong số các bậc danh sư võ thuật của Lý Tiểu Long, tên tuổi sưphụ Thiệu Hán Sinh là bậc thầy tuyệt kỹ kungfu phái Bắc tông đâùtiên mà ông theo học. Còn nhớ, Lý Tiểu Long rời Hồng Kông và tới Mỹkhông lâu, đã tới theo học võ thuật từ Thiệu Hán Sinh, bởi ông nhậnthấy mình chẳng có biệt tài gì khi ở nước Mỹ, chỉ có võ thuật mơígiúp ông xoa dịu sự gò bó và cảm giác tự ti. Vì vậy, với quyết tâmbồi đắp cho biệt tài võ thuật của bản thân, Lý Tiểu Long đã nhờ chagiới thiệu đến võ đường của sư phụ Thiệu Hán Sinh.

Võsư Thiệu Hán Sinh

Từtrái qua: Thiệu Hán Sinh, Lý Tiểu Long và ThạchKiên

Mặc dù khi đó, Lý Tiểu Long chưa hề có ý nghĩ lấy võ thuật làmnghề mưu sinh trên đất Mỹ,ông chỉ đơn giản coi võ thuật làliều thuốc trợ giúp tinh thần tốt nhất khi sinh sống trên vùng đấtmới. Một điều thú vị ở chỗ, quan hệ thầy trò giữa Lý Tiểu Long vàThiệu Hán Sinh có thể coi là cho đi đổi lại, đôi bên cùng có lợi.Khi Lý Tiểu Long gia nhập môn đường của thầy Thiệu, ông dạy thâỳkhiêu vũ. Trong khi, giữa Thiệu Hán Sinh với Lý Hải Tuyền (cha LýTiểu Long) cùng là những người nổi tiếngở Hồng Kông, hơn nưãmối giao hảo giữa hai người lại là chỗ thân tình.

Nhờ mối quen biết này, Lý Tiểu Long đã không những tôn Thiệu HánSinh là thầy mà còn gọi ông là "chú Tư". Điều này có cái lợi ở chỗ,Lý Tiểu Long có thể học được những miếng võ gia truyền mà từ thâỳThiệu mà không một huynh đệ nào trong võ đường có được.

Điều này cũng dễ hiểu khi bản thân Thiệu Hán Sinh coi việc dạydỗ võ thuật cho Lý Tiểu Long là việc giáo dục con em trong nhà.Những ngón nghề và võ pháp trọng yếu nhất mà Thiệu Hán Sinh truyềndạy cho Lý Tiểu Long kết quảvề saulà những gì mà chúngta từng được thấy qua những chiêu ra đòn nhanh như cắt hay độc đáonhư cú đấm 1 inch, hay còn được biết đến với tên gọi tuyệt kỹ Nhấtthốn quyền mà Lý biểu diễn tại giải vô địch Karate ở Long Beach, Mỹnăm 1964. Đặc biệt là cú phi thân với những cú đá liên hoàn cước đãđể lại ấn tượng thực sự sâu sắc trong lòng người hâm mộ, khiếnchưởng pháp trên được mệnh danh là "Cú ba-lê chết người".

Ed Parker (1931 - 1990) - KenpoKarate

Trên võ đường Hoa Kỳ, tên tuổi võ sư Ed Parker được tôn vinh làcha đẻ Karate Mỹ, còn có danh hiệu chính thức là "Đại sư tối caocủa Quyền thuật Mỹ". Ed Parker là người có công đặt nền móng chocuộc vận động phát triển môn võ karate trên đất Mỹ, đồng thời ôngcũng là người sáng lập ra bộ môn Kenpo karrate độc nhất vô nhị trênthế giới.

LýTiểu Long và Ed Parker

Từtrái qua: Ed Parker, Lý Tiểu Long và BillRyusaki

Parker còn được biết đến ở Hollywood khi đào tạo nhiều diễn viênđóng thế và người nổi tiếng; tiêu biểu là Elvis Presley, người đãtrao tặng ông chức đai đen môn quyền thuật. Về sau, ông là vệ sĩcủa Presley vào cuối đời cho ông vua nhạc R&B. Ed Parker còn làdiễn viên phim hành động và đóng thế,đồng thơìlà mộttrong những huấn luyện viên quyền thuật của của võ sư kiêm diễnviên Jeff Speakman.

Lý Tiểu Long biết đến Ed Parker qua bạn bè giới thiệu, sau đó Lýliền tức tốc đến gặp thầy và trở thành hai người bạn hết sứcthiết thân. Mối quan hệ giữa Lý Tiểu Long và Ed Parker trở thànhquan hệ tương hỗ, trong khi Lý Tiểu Longtruyền dạy những lýthuật chủ đạo của võ thuật Trung Quốc là Vịnh xuân quyền choParker. Ngược lại, Ed Parker giới thiệu và truyềnđạt nhữngtinh túy của kỹ thuật chiến đấu mà ông học được cho Lý Tiểu Long.Dần dần dẫn dắt Lý Tiểu Long đến với nghệ thuật chiến đấu chứa đựngnội hàm sâu sắc của môn võ karate.

Hơn nữa, nghệ thuật chiến đấu mới mà Ed Parker sáng tạo ra lạithoát thai từ môn võ karate truyền thống, do đó sự phát triển vàcách cách của bộ môn Kenpo karate đã giúp Lý Tiểu Long nhận ra mộtđiều: Về cơ bản, quyền thuật của người xưa luôn có thể biến tấu vàđổi mới, bởi không có sự cách tân đổi mới thì không có sự pháttriển.

Về sau, Ed Parker đã giúp Lý Tiểu Long giành giải quán quân bằngviệc đưa Tiểu Longthan dự giải vôđịch Karate quốctế.

James Yimm Lee (1920) - Rèn luyện lực cơbắp

Mặc dù James Yimm Lee thực chất là học trò của Lý Tiểu Long,nhưng những cống hiến của ông cho thành công về võ thuật của LýTiểu Long vô cùng lớn lao. Trước khi ra nhập võ đường của Lý TiêủLong, James Yimm Lee đã là một cao thủ võ thuật truyền thống TrungHoa, hơn nữa lại là người tinh thông nhiều môn quyền pháp cũng nhưsiêu việt với môn Thiết Sa quyền. Nhưng đóng góp lớn lao và quantrọng nhất của Nghiêm đối với Lý Tiểu Long, đó là ông đã truyền dạybộ phương pháp rèn luyện lực cho cơ bắp.

James Yimm Lee và Lý Tiểu Long

Bruce Lee, James Yimm Lee (giữa), và Ted Wongtừ cuốn sách Wing Chung/Vịnh xuân quyền của James YimmLee

Bản thân James Yimm Lee vốn là một vận động viên cử tạ, vì vâyộng có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện lực cho các bắpthịt. Tất nhiên, Lý Tiểu Long coi kỹ thuật trên của James Yimm Leekhông khác một bảo vật, đồng thời răm rắp tập luyện theo, nhờ vâỵmới khiến cơ thể ông có được những múi cơ vô cùng săn chắc và rắnrỏi. Đặc biệt sức tấn công cũng phát huy tác dụng vô cùng lớn, lựcđánh ra mạnh mẽ và dữ dội bội phần.

Vì vậy có thể nói, nếu không có sự trợ giúp đắc lực của JamesYimm Lee, nhất định không thể có một Lý Tiểu Long với thân hìnhtráng kiện, cơ bắp cường tráng, rắn chắc và mạnh mẽ sau này. LýTiểu Long với cơ bắp cuồn cuộn cứng như thép và lực tấn công mạnhđược coi như là đại diện cho khí phách và thần uy của một cá nhânsiêu việt. Do vậy, Lý Tiểu Long từng đi đến kết luận: "Nếu cơthể của bạn không đủ tráng kiện, khó lòng có chiến đấu một cáchquyết liệt".

Cuốnsách Wing Chun viết chung giữa James Yimm Lee và Lý TiêủLong

Ngoài ra, giữa James Yimm Lee và Lý Tiểu Long từng ra chung cuốnsách với tựa đề Wing Chun (Vịnh Xuân quyền), do James YimmLee thủ bút, Lý Tiểu Long biên tập. Sách xuất bản năm 1972, về sautrở thành cuốn sách võ thuật được in phổ biến nói về môn võVịnh Xuân quyền.

Gene Lebell (1932) - Jujitsu/Nhu thuật

Trên võ đường nước Mỹ, tên tuổi của Gene Lebell được xưng tụnglà cha đẻ môn võ Nhu thuật, ông nhiều lần lọt vào danh sách bìnhchọn của tạp chí Đai đen Mỹ, nhậnvô sốgiảithưởng cao quýcủa bộ môn võ thuật đến từ Nhật Bản. Ngoài LýTiểu Long, nhiều nhân vật nổi tiếng khác ở Hollywood cũng từng theohọc Nhu đạo từ Gene Lebell như Chuck Norris hay Benny.

Khi Lý Tiểu Long mới sang Mỹ phát triển sự nghiệp, Gene Lebellđã trở thành một tên tuổi võ sư nổi tiếng trên đất Mỹ, ông khôngnhững nhiều lần nhận các giải thưởng quán quân về Nhu thuật và tạicác giải đấu vô địch võ thuật ở Mỹ (UFC). Ngoài ra, ông còn là mộttay đua xe mô-tô cừ khôi, vì vậy Lebell còn có biệt danh "mô-tôbay".

LýTiểu Long và Genre LeBell đóng chung trong bộ phim GreenHornet

Genre Lebell (phải) bên cạnh ElvisPresley

Tất nhiên, những gì Lý Tiểu Long học từ Genre Lebell chủ yếu laờ̉ kỹ thuật khóa đối phương. Thế nhưng, con người Lý Tiểu Long cũnglại là một tay mê tốc độ và đua mô-tô, vì vậy ông đã theo đuổi vàhọc Lebell bộ môn này, mà về sau trở thành một kỹ thuật đặc biệtkhả dụng cho ông biểu diễn trên phim ảnh.

Điều đặc biệt nhất là ở chỗ, Genre Lebell đã truyền tình yêu củamôn võ Nhu thuật sang cho Lý Tiểu Long, từ đó góp phần hoàn thiệnhệ thống võ thuật của Lý Tiểu Long. Như mọi người đều biết, Triệtquyền đạo quyền đạo sử dụng những chiêu thức như đá, tấn công, nhàolộn và khóa đối phương. Trong đó, ngoài kỹ thuật nhào lộn và khóa,Lý Tiểu Long còn chắt lọc từ võ thuật Trung Quốc một vài kỹ xảokhác, trong đó có áp dụng trực tiếp những động tác tinh hoa từ GeneLebell.

Do vậy có thể nói, những người nghiên cứu về Triệt quyền đạo hayhọc theo Nhu đạo Brasil, hoặc những môn võ thuật chiến đấu có tínhtổng hợp, tất yếu không thể không biết đến hơn 30 năm về trước, LýTiểu Long đã nắm vững tuyệt kỹ võ công Nhu đạo dưới sự dẫn dắt củavõ sư Genre Lebell, chỉ có điều, một số những nhà nghiên cứu Triệtquyền đạo biết rất ít hoặc không hiểu về Triệt quyền đạo chânchính.

Genre LeBell hiện tại

Năm 1997, khi giới võ thuật Hoa Kỳ long trọng tổ chức mừng sinhnhật lần thứ 65 của Lebell, võ sư này đã bất ngờ phát biểu một câukhiến nhiều người có mặt sửng sốt: "Trong cuộc đời 62 năm theođuổi nghiệp võ thuật và Nhu thuật, Lý Tiểu Long mới thực sự là mộtđấu sĩ bất bại, đặc biệt là hai cánh tay khóa đối phương khiếnngười khác bất lực của ông, về phương diện cơ thể, cả đời tôi chưabao giờ gặp một ai có sức mạnh và năng lượng mạnh mẽ như Lý TiêủLong".

Jhoon Goo Rhee (1932) - Taekwondo

Võ sư người Hàn Quốc Jhoon Goo Rhee từng hai lần được lọt vàodanh sách bình chọn những võ sư thượng thặng thế giới của tạp chíĐai đen Mỹ (Black Belt Hall of Fame). Ông từng có vinh dự được vơìđến dạy taekwondo và thuật tự vệ cho các Nghị sĩ Mỹ, từ đó tên tuôỉvà danh tiếng của ông ngày một vang xa, trở thành nhân vật khơỉxướng và đi đầu trong giới taekwondo ở Hoa Kỳ. Ông còn được xưngtụng là cha đẻ taekwondo Mỹ tại xứ cờ hoa.

Lý Tiểu Long và Jhoon Rhee quen biết nhau tại giải vô địchkarate Long Beach, Mỹ năm 1964, do Ed Parker tổ chức. Khi đó, cảhai tham gia sự kiện trên chỉ với tư cách khách mời góp mặtbiểu diễn. Năm đó, Jhoon Rhee tròn 32 tuổi, ông lớn hơn Lý TiêủLong 8 tuổi, vậy nhưng những đường võ và tinh hoa võ thuật của LýTiểu Long đã khiến võ sư người Hàn Quốc thực sự bị ấn tượng và cuốnhút.

Jhoon Goo Rhee và Lý Tiểu Long thi triển võnghệ

Haingười bạn thân Lý Tiểu Long Jhoon Goo Rhee

Từ thời điểm đó, cả hai trở thành đôi bạn thân, thường xuyên họchỏi và qua lại với nhau, trao đổi kinh nghiệm võ thuật. Jhoon Rheekhông những học phương pháp tấn công lập thể, mà còn truyền dạynhững cú đá gia truyền mà ông tập luyện thành công bao năm cho LýTiểu Long, từ đó giúp hoàn thiện hệ thống võ đạo ngày một phong phúcủa Lý Tiểu Long. Trong đó đặc biệt có tuyệt chiêu cú đá caođược Lý Tiểu Long đánh giá cao và vô cùng ngưỡng mộ con người JhoonRhee.

Cần phải nói thêm, tuyệt kỹ cú đá nhanh và sắc bén vào gỗ thôngmà Lý Tiểu Long thường biểu diễn trên sân khấu cũng chính là ngónđòn ông học được từ Jhoon Rhee. Ngoài ra còn có kỹ thuật phi thânđá, cũng là một trong những tuyệt kỹ thượng thặng của JhoonRhee.

Theo Long Hy/Khám phá
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo