Những bí mật về "người cá" trong đời thật
Cổ vật ẩn giấu trong tượng cổ / Tìm thấy bằng chứng cho thấy Chúa Jesus thật sự đã bị chết do bị đóng đinh
Theo truyền thống, người Bajau sống du cư và chuyên nghề đi biển thu lượm hải sản. Hiện tượng kỳ lạ của người Bajau thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới và nghiên cứu của họ được đăng tải trên tờ Cell.
Người Bajau nổi tiếng với khả năng nín thở một cách kỳ diệu. Tiến sĩ Melissa Ann Ilardo ở Đại học Copenhagen (Đan Mạch) bình luận: "Họ có thể lặn nhiều lần trong khoảng 8 giờ mỗi ngày, nghĩa là dành khoảng 60% thời gian ở dưới nước. Điều đó cho thấy họ nín thở được khoảng từ 30 giây tới vài phút đồng thời dễ dàng lặn xuống độ sâu hơn 70 mét". Đáng ngạc nhiên hơn là khi lặn sâu, người Bajau chỉ đeo mặt nạ bằng gỗ hoặc kính và dây thắt lưng nặng. Theo Ilardo, lá lách rõ ràng là bộ phận cần được nghiên cứu về sự thích ứng với cuộc sống dưới biển như thế.
Melissa Ilardo lập luận: "Loài hải cẩu bơi lặn dưới biển lạnh có lá lách to hơn bình thường. Do đó, tôi nghĩ rằng người Bajau cũng sở hữu năng lực tương tự nhờ có lá lách to hơn người thường".
Lá lách là cơ quan nằm gần dạ dày, có chức năng loại bỏ tế bào cũ trong máu và hoạt động như một bình oxy trong cơ thể người khi lặn sâu.
Ilardo giải thích: "Lá lách được coi là nơi chứa các tế bào hồng cầu chứa oxy cho nên khi co lại nó sẽ làm gia tăng oxy. Có thể nói, lá lách giống như bình khí nén sinh học. Khi lặn xuống nước, tim đập chậm lại và hiện tượng co mạch ngoại vi xuất hiện - nghĩa là các mạch máu ở tứ chi trở nên nhỏ hơn để giữ lượng máu chứa oxy cần thiết cho cơ quan nội tạng. Cuối cùng, lá lách cũng co lại".
Để nghiên cứu, Ilardo mang theo thiết bị siêu âm di động đến khu vực người Bajau sinh sống ở Indonesia và đề nghị họ hợp tác tìm hiểu về lá lách. Kết quả cho thấy thợ lặn và những người không phải thợ lặn khác trong cộng đồng Bajau đều có kích thước lá lách giống nhau. Điều này chứng minh rằng độ to lớn của lá lách không đơn giản là hệ quả của việc lặn sâu thường xuyên.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu so sánh người Bajau với nhóm tộc người láng giềng gọi là Saluan làm nghề nông, họ phát hiện tộc người Bajau có lá lách trung bình lớn hơn 50%.
Kế đến, nhóm nghiên cứu so sánh bộ gene của người Bajau với người Saluan và người Trung Quốc để tìm hiểu về quá trình chọn lọc tự nhiên. Đồng tác giả nghiên cứu Rasmus Nielsen - giáo sư Đại học California ở Berkeley (Mỹ) - cho biết. "Chúng tôi đặt vấn đề: liệu có biến thể gene (đột biến gene) nào diễn ra với tần suất cao hơn nơi người Bajau so với các tộc người khác không?".
Kết quả cho thấy có 25 vùng trong bộ gene của người Bajau khác hẳn với các nhóm tộc khác. Trong số đó, một vùng trên gene gọi là PDE10A được tìm thấy có liên quan tới kích thước lá lách lớn hơn của người Bajau - kể cả sau khi tính đến những yếu tố đặc biệt như độ tuổi, giới tính, và chiều cao.
Nơi loài chuột, gene PDE10A điều hòa tuyến giáp - hormone chịu trách nhiệm kiểm soát kích thước lá lách - và đây là yếu tố ủng hộ ý tưởng cho rằng tộc người Bajau có lẽ có lá lách phát triển hơn và từ đó giúp họ lặn trong thời gian kéo dài hơn và thường xuyên hơn. Năm 2014, nhóm nghiên cứu khác công bố bằng chứng cho thấy sự thích nghi về gene cho phép người Tây Tạng sống được ở độ cao.
Trong trường hợp này, biến thể gen được cho là bắt nguồn từ nhóm người cổ gọi là Denisovan - người được cho là có mối quan hệ "chị em" với người Neanderthal. Biến thể gene này được truyền đến người hiện đại thông qua quá trình giao phối cổ xưa (tiến trình gọi là "đưa một gene vào gene loại khác") và sau đó tăng lên với tần suất cao hơn ở vùng cao nguyên Tây Tạng do có điều kiện thuận lợi.
Ilardo bình luận: "Hiện thời, vẫn chưa rõ người Bajau có lối sống đặc biệt như vậy trong bao lâu, hoặc chính xác là từ khi nào hiện tượng thích nghi diễn ra để từ đó cung cấp cho chúng ta dữ liệu gene".
Tuy nhiên dữ liệu gene thu được cho thấy người Bajau phân tách khỏi nhóm tộc người Saluan “không lặn sâu” cách đây khoảng 15.000 năm. Theo Ilardo, người Bajau có nhiều thời gian hơn để thích ứng với cuộc sống trên biển.
Giáo sư Rasmus Nielsen nhận định: "Đây là một trường hợp kỳ diệu về cách con người thích nghi với môi trường xung quanh, nhưng hiện tượng này cũng có thể thu hút nhiều mối quan tâm từ giới y học". Theo giáo sư, nếu so với trường hợp thích nghi độ cao nơi người Tây Tạng, người Bajau có thể là trường hợp tương đối giúp ích cho y học nhiều hơn. Rasmus Nielsen kết luận: "Qua nghiên cứu người Bajau, chúng ta có thể tìm ra một số gene giúp dự đoán sự khác nhau trong phản ứng của mỗi người với chứng giảm oxy trong máu".
Hàng ngàn năm qua, tộc người Bajau lặn biển với cây giáo dài để bắt hải sản. Người Bajau từ bé tới lớn đều ở trên biển và trẻ con có thể giúp bố mẹ đánh bắt cá từ năm 8 tuổi. Cũng vì không sống trên đất liền nên người Bajau không được hưởng các quyền lợi về giấy khai sinh, bảo hiểm xã hội và phúc lợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trước khi chết, Ung Chính đã ra lệnh cho 1 người phải chết để dọn đường cho Càn Long lên ngai vàng: Đó là ai?
CLIP: Đối đầu với trăn anaconda 'khủng', cá sấu nhận cái kết cực kỳ đau đớn
CLIP: Diệc xám 'quá giang' hà mã qua sông và cái kết
CLIP: Liều mình vượt sông, rắn mamba đen bị cá sấu sông Nile kết liễu không thương tiếc
Thù lao của Lục Tiểu Linh Đồng sau 6 năm đóng Tôn Ngộ Không thấp đến mức không đủ để cưới vợ
Người đàn ông trúng độc đắc 975 tỷ đồng liền phải hầu tòa, tiền thưởng phải chia đồng nghiệp