Khám phá

Nông dân đào được thứ gỉ sét ngoài ruộng, chuyên gia: Cả Trung Quốc không cái nào như vậy

Việc người nông dân ở Vân Nam đào được ngôi nhà bằng đồng nặng tới hơn 157kg khiến cho các chuyên gia không tin nổi vào mắt mình.

Cá mập 'khủng' bơi tới gần nhóm thợ lặn để 'cầu cứu': Cái kết bất ngờ! / Quan tài 7 thế kỷ ở Nhà thờ Đức Bà Paris: thi hài như mới chết hôm qua

Năm 1963, một người nông dân ở Dabona, Vân Nam, Trung Quốc có tên họ là Lý tình cờ tìm thấy thứ gì đó trên ruộng nhà mình. Tuy nhiên, khi đó, lão Lý không có ý định tìm hiểu xem vật thể lạ này là gì. Mãi cho tới năm 1964, lão Lý mới rủ thêm 5 người nữa đào nó lên.

VẬT THỂ LẠ BÊN DƯỚI CÁNH ĐỒNG

5 người cật lực đào trong nhiều giờ đồng hồ. Sau khi đào được 1 hố sâu dưới lòng đất, họ phát hiện ra 1 khối gỗ có màu đen. Nhóm người lão Lý đều cho rằng đây chỉ là 1 khúc cây bị gãy sau nhiều năm bị chôn vùi dưới lòng đất. Tuy nhiên, lão Triệu trong nhóm vốn là 1 thợ mộc, nhìn thoáng qua, ông ta dễ dàng nhận thấy cây gỗ này hoàn toàn không bình thường.

Nông dân đào được thứ gỉ sét ngoài ruộng, chuyên gia: Cả Trung Quốc không cái nào như vậy - Ảnh 1.

Sau khi đào đất lên, nhóm người phát hiện ra nhiều khúc gỗ âm trầm quý hiếm. (Ảnh: Baidu)

Lão Triệu cho rằng khúc gỗ này là gỗ âm trầm, 1 loại gỗ đã tuyệt chủng từ lâu. Theo lão Triệu, chắc chắn trên ruộng nhà lão Lý còn chôn thứ gì đó đặc biệt nữa. Lão Triệu bày tỏ băn khoăn: "Thật kỳ lạ, ở chỗ chúng ta vốn không có gỗ âm trầm, làm sao nơi này lại có được?". Sau đó, nhóm người tiếp tục đào bới xung quanh thì tìm thấy nhiều khúc gỗ khác. Họ bắt đầu nghĩ tới việc chia nhau mỗi người mang về 1 khúc.

Đang đào đất, đột nhiên, cả nhóm đụng trúng vào 1 mạch nước ngầm, nhưng kỳ lạ, nước lại ngấm xuống bên dưới chứ không đọng lại. Lão Lý lấy 1 thanh củi gõ xuống mặt đất thì thấy phát ra tiếng "tung tung". Họ quay sang nhìn nhau nhưng vẫn chưa nghĩ ra mình đã đào được thứ gì. Vì thế, cả nhóm quyết định tiếp tục đào bới.

Rất lâu sau, một lăng mộ rất lớn đột nhiên xuất hiện. Bên dưới lăng mộ còn có "ngôi nhà lớn" bằng kim loại đã gỉ sét. Sau khi kiểm tra, họ nhận thấy đây là một vật bằng đồng. Họ cẩn thận nâng nóc ngôi nhà bằng đồng lên nhưng bên trong toàn là bùn. Cả nhóm dùng cuốc để đào bùn thì tìm thấy 2 chiếc nhẫn. Khi lão Lý cầm chúng trên tay, vừa bóp nhẹ, 2 chiếc nhẫn liền vỡ tan tành.

PHÁT HIỆN BẤT NGỜ

Lão Lý dùng cuốc đào tiếp thì thấy một cục xương lớn. Ông ta liền nói: "Chúng ta đào trúng 1 ngôi mộ rồi." Lúc này họ nhận ra "ngôi nhà lớn" bằng đồng này thực chất là 1 chiếc quan tài. Chiếc quan tài này được làm từ 7 tấm đồng lớn, kết cấu của mộng, lỗ mộng đều được chế tác rất tinh xảo.

Nông dân đào được thứ gỉ sét ngoài ruộng, chuyên gia: Cả Trung Quốc không cái nào như vậy - Ảnh 3.

Tiếp tục đào, cả nhóm đã tìm thấy rất nhiều khúc gỗ quý. (Ảnh: Baidu)

 

Lão Lý và những người kia chạy đi mượn 1 chiếc xe tải nhỏ để chở "ngôi nhà" này về nhà. Sau khi cân, họ mới biết chiếc quan tài này nặng tới hơn 157kg. Tin tức lan truyền khắp trong làng, ai nấy đều cho rằng lão Lý đã phát tài vì ở thời đó giá bán đồng là hơn 2 tệ cho 1kg. Như vậy, nếu lão Lý bán chiếc quan tài đồng này đi sẽ thu về gần 400 NDT (gần 1,5 triệu VND tính theo tỷ giá hiện nay).

Khi này, bí thư trong thôn mới nhận được tin tức, các nhà lãnh đạo đã ngay lập tức tới nhà lão Lý để xác minh thông tin. Họ đã thông báo tới lãnh đạo cấp trên về sự việc này. 4 ngày sau, 1 đoàn chuyên gia khảo cổ của tỉnh đã tới nhà lão Lý và tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ lăng mộ.

Sau khi dọn sạch khu lăng mộ, nhóm chuyên gia đã tìm thấy rất nhiều đồ gia dụng bằng đồng bên trong. Hầu hết chúng là chuông đồng, nông cụ, tượng vật nuôi, ngoài ra còn có cả vũ khí, tượng kỵ binh bằng đồng.

Nông dân đào được thứ gỉ sét ngoài ruộng, chuyên gia: Cả Trung Quốc không cái nào như vậy - Ảnh 4.

Cả nhóm người đã tìm thấy 1 "ngôi nhà lớn" bằng đồng. (Ảnh: Baidu)

Kết quả đo đạc và phân tích cho thấy, quan tài bằng đồng này có chiều dài 200cm, rộng 62 cm, cao 64 cm Trên bề mặt quan tài là hoa văn tinh xảo hình mây, rắn, chim, muông thú và sấm chớp. Tuy toàn bộ quan tài làm bằng đồng nhưng nếu xét về giá trị lịch sử thì họ cho rằng nó còn quý hơn cả vàng.

 

Quan tài được đỡ bởi những tấm gỗ âm trầm khổng lồ. Dưới đáy quan tài được xếp bằng những lớp than, vôi, cùng nhiều vật liệu chống ẩm để giúp cho quan tài không bị ngấm nước. Nhờ có thao tác này của người xưa, quá trình oxy hóa của chiếc quan tài bị chậm lại, vì thế, họ mới tìm thấy nó hoàn chỉnh như vậy.

Theo nhận định của các chuyên gia, kích thước của chiếc quan tài này vô cùng ấn tượng, cả Trung Quốc hiện nay không có cỗ quan tài bằng đồng nào lớn như vậy.Họ đã đặt tên cho nó là Tường Vân Đại Ba. Để xác định danh tính của chủ nhân lăng mộ, các chuyên gia đã tiến hành phân tích những tấm gỗ âm trầm đã được tìm thấy. Cuối cùng, họ phát hiện ra rằng chúng có niên đại từ giữa thời Chiến Quốc.

Căn cứ vào số lượng lớn đồ đồng được tìm thấy trong lăng mộ thì chức tước của vị chủ nhân cũng phải là vua hoặc quý tộc. Nhiều người cho rằng đây có thể là 1 vị vua. Từ suy luận này có thể thấy rằng trước đây ở Tường Vân, Vân Nam đã từng có sự hiện diện của 1 vương quốc. Nhiều khả năng, đây là quan tài của vị vua nước Điền.

Nông dân đào được thứ gỉ sét ngoài ruộng, chuyên gia: Cả Trung Quốc không cái nào như vậy - Ảnh 5.

Theo các chuyên gia nhận định, đây là 1 quan tài bằng đồng của 1 vị vua hoặc quý tộc người nước Điền. (Ảnh: Baidu)

Theo cuốn "Tây Nam di liệt truyện", Trang Kiểu có thời từng là tướng nước Sở, vào khoảng năm 279 TCN được Sở Khoảnh Tương Vương (298 TCN-263 TCN) giao nhiệm vụ tấn công khu vực ngày nay là Vân Nam. Trong khi ông hoàn thành nhiệm vụ chinh phục các bộ lạc bản xứ thì nước Sở lại thất bại trong cuộc chiến với nước Tần và năm 277 TCN thì quận Kiềm Trung bị Tần chiếm, làm cho đường trở về nước Sở của Trang Kiểu bị cắt đứt. Ông tự xưng làm vua nước Điền với tước hiệu là Trang vương.

 

Điền quốc trong lịch sử Vân Nam ước tồn tại khoảng 500 năm, xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc và tiêu vong trong thời kỳ đầu Đông Hán. Vương quốc Điền bị nhà Hán chinh phục và sáp nhập dưới thời Hán Vũ Đế vào năm 109 TCN để lập ra Ích Châu, nhưng vẫn ban cho các vị vua của nước Điền ấn gọi là "Điền vương chi ấn" để cai quản cả những cái vùng đất nội lục này.

Trong giai đoạn này, người Hán di cư tới nhiều hơn. Họ dần dần chia tách, đồng hóa người Điền và căn cứ theo Hoàng ý lục trong Điền quốc sử thì Điền quốc bị diệt vong hoàn toàn vào năm 115.

Hiện tại, quan tài đồng Tường Vân Đại Ba đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Vân Nam.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm