Khám phá

Nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế giới là dòng dõi quý tộc, 11 tuổi từ chối hôn sự để theo đuổi học vấn

Những thành tựu rực rỡ của Elena Cornaro Piscopia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho phụ nữ trên khắp thế giới.

Top 7 đứa trẻ thiên tài nhất thế giới: Có bằng tiến sĩ trước tuổi 15, 4 tuổi đã biết nói 4 thứ tiếng / Nữ tiến sĩ bị 'khủng bố tình thần' sau khi khám phá ra thành phố cổ nhất châu Mỹ

Những thành tựu rực rỡ của Elena Cornaro Piscopia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho phụ nữ trên khắp thế giới

Elena Cornaro Piscopia (1646 - 1684) sinh ra tại Palazzo Loredan, ở Venice, Cộng hòa Venice (nay thuộc Italia). Mẹ của bà là Zanetta - một người phụ nữ nông dân có xuất thân nghèo khó. Khi chạy nạn đói tới Venice, bà đã gặp và yêu một chàng trai mà không biết người đó chính là con cái của một trong những gia tộc quyền lực nhất thời đó - nhà Cornaro. Cả hai chưa kết hôn đã sinh ra Elena nên cô không phải thành viên của gia tộc Cornaro vì luật pháp Venice cấm trao đặc quyền cao quý cho những đứa con ngoài giá thú của các quý tộc.

Elena cực kì ham học hỏi - Ảnh minh họa

Từ nhỏ, Elena đã được xem là thần đồng khi 7 tuổi đã học và thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, sớm bắt tay vào nghiên cứu ngôn ngữ, toán học và triết học. Năm 11 tuổi, Elena được cha sắp xếp cho một hôn sự nhưng bà kịch liệt phản đối, chỉ muốn tập trung vào việc học. Sau này bà còn thông thạo cả tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập, cộng thêm kiến thức uyên bác nên trở thành người phụ nữ đầu tiên được giới thiệu vào học viện Accademia de' Ricovrati danh giá (1669).

Chân dung Elena

Người cha quý tộc khi đang là kiểm sát viên của Vương cung thánh đường San Marco - một vị trí có quyền lực - đã gửi bà đến Đại học Padua để tiếp tục việc học. Thế nhưng khó khăn với một người phụ nữ lúc bấy giờ chính là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ban đầu bà muốn theo đuổi bằng tiến sĩ thần học nhưng chuyện xuất hiện một nữ học giả thần học trong tương lai đã hứng chịu vô số sự phản đối. Cuối cùng bà đành phải nộp đơn xin học tiến sĩ triết học. Vẫn bị phân biệt đối xử nhưng sự nỗ lực, ý chí của một thiên tài đã giúp bà chinh phục thành công tấm bằng Tiến sĩ vào năm 1678, sau khi bảo vệ thành công luận án trước hàng nghìn dân chúng, quan chức nhà thờ và nhà nước. Elena nghiễm nhiên trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có bằng tiến sĩ.

Tượng tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia ở Đại học Padua

Không dừng lại ở tấm bằng đó, Elena Cornaro Piscopia còn có nhiều đóng góp quan trọng và nổi bật trong toán học và triết học. Đồng thời, bà còn là nhà từ thiện tích cực trong những năm cuối đời. Vì mắc phải bệnh lao mà bà đã qua đời vào năm 1684, khi chưa kết hôn hay có con nối dõi. Người ta chôn cất người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh tại nhà thờ Santa Giustina thuộc thành phố Padua và dựng tượng bà vô cùng trang trọng trong trường đại học Padua. Di sản lớn nhất của nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế giới để lại cho nhân loại chính là sự cổ vũ xã hội phá bỏ các rào cản thách thức và thúc đẩy tính hòa nhập sâu hơn nữa trong giáo dục.

- Video những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm