Phát hiện hài cốt động vật có vú 'lai' hà mã, thằn lằn, rùa và khủng long
Những loài động vật thời tiền sử khổng lồ đáng kinh ngạc từ Trái Đất cổ đại / 10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Mô phỏng loài Lalieudorhynchus gandi mới được phát hiện. Ảnh: Frederik Spindler.
Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Palaeo Vertebrata, các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài mới là Lalieudorhynchus gandi. Nó sống cách đây khoảng 265 triệu năm trên siêu lục địa Pangea, trước kỷ nguyên khủng long.
Lalieudorhynchus gandi thuộc nhóm bò sát tiền sử 4 chân Caseid và có khả năng là một loài lưỡng cư.
Hóa thạch của loài động vật này được Giáo sư Jörg Schneider và nghiên cứu sinh tiến sĩ Frank Körner tại Khoa Cổ sinh vật học và Địa tầng thuộc Đại học Freiberg của Đức phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001 tại lưu vực Lodève ở miền nam nước Pháp. Họ tìm thấy hai chiếc xương sườn lớn, mỗi chiếc dài 60 cm, một xương đùi dài 35 cm và một xương bả vai dài 50cm.
Hóa thạch xương sườn, xương bả vai và xương đùi của Lalieudorhynchus gandi. Ảnh: Ralf Werneburg.
Từ hóa thạch được khai quật trong tình trạng tốt, các nhà cổ sinh vật học suy ra rằng sinh vật nguyên thủy là một loại Caseid – nhóm bò sát đã tuyệt chủng sở hữu các đặc điểm của động vật có vú.
Các loài trong chi Lalieudorhynchus có thể phát triển chiều dài tới hơn 3,5 mét. Điều này khiến chúng trở thành một trong những động vật trên cạn lớn nhất kỷ Permi, thời kỳ bắt đầu khoảng 299 triệu năm trước và kết thúc khoảng 252 triệu năm trước.
Hình ảnh phục dựng của nhóm khoa học cho thấy nhóm bò sát tiền sử này có phần đầu giống rùa, đuôi giống thằn lằn, thân hình và 4 chân có móng vuốt sắc nửa như khủng long, nửa như hà mã. Nó có lối sống, tập tính tương tự hà mã, dành phần lớn thời gian ở dưới nước và chỉ quay trở lại đất liền để kiếm ăn.
Lalieudorhynchus gandi có thể là một loài Caseid đặc biệt tiên tiến, không giống bất kỳ loài nào từng thấy trước đây. Sinh vật mới được xác định này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiến hóa của động vật có vú.
Những mảnh xương còn lại của Lalieudorhynchus gandi được phát hiện. Ảnh: Frederik Spindler.
Quan sát dưới kính hiển vi, cấu trúc xương của Lalieudorhynchus gandi xốp và linh hoạt hơn, gợi ý rằng chúng bơi tốt hơn so với hà mã.
Frederik Spindler, đồng tác giả của nghiên cứu và giám đốc khoa học tại Bảo tàng Khủng long Altmühltal ở Denkendorf, Đức cho biết: “Xương xốp ám chỉ lối sống lặn ở một số loài lưỡng cư và bò sát biển đã tuyệt chủng. Để so sánh, Lalieudorhynchus gandi sẽ bơi tốt hơn, trong khi hà mã đi bộ gần mặt đất hơn”.
Lalieudorhynchus được cho là tổ tiên của một số loài động vật có vú. Đồng thời nó là một trong những loài động vật ăn cỏ sớm nhất trong lịch sử tiến hóa với cơ thể hình thùng chứa các đường tiêu hóa lớn để phân hủy thực vật.
“Nhóm tổ tiên động vật có vú rất đa dạng. Trước thời đại khủng long, đây là nhóm thống trị. Sinh vật mới được phát hiện không chỉ làm tăng tính đa dạng mà còn đánh dấu chúng là một nhóm động vật ăn cỏ rất quan trọng. Hơn nữa, Lalieudorhynchus gandi có thể là đỉnh cao của sự tiến hóa đối với tất cả các loài Caseid trước khi chúng tuyệt chủng, có nghĩa là loài này có những đặc điểm tiên tiến nhất trong nhóm”, Spindler nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ