Khám phá

Phát hiện kho báu trong ngôi đền cổ bị thất lạc ở thành phố mất tích dưới đáy biển

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một kho báu ở ngôi đền cổ xưa trong tàn tích dưới nước là thành phố cổ Thonis-Heracleion cách bờ biển Ai Cập khoảng 7 km.

Mê trò săn tìm kho báu, người đàn ông bỗng chốc đổi đời sau 10 năm chỉ tìm được rác và sắt vụn / Thấy nước dễ cháy, người dân tá hỏa phát hiện kho báu tỷ đô dưới lòng đất

Theo tờ iflscience, các cuộc khai quật mới giúp nhà khoa học khám phá những bí mật bên trong tàn tích dưới nước là thành phố cổ Thonis-Heracleion cách bờ biển Ai Cập khoảng 7 km. Được biết, các nhà khoa học phát hiện ra thành phố cổ dưới nước Thonis-Heracleion vào năm 2000. Thonis-Heracleion là thành phố cảng lớn nhất của Ai Cập ở Địa Trung Hải trước khi Alexander Đại đế xây dựng thành phố Alexandria vào năm 331 TCN.

kho-bau-2-1696231511.jpg
Các nhà khảo cổ phát hiện một bức tượng một bàn tay vàng đang nổi lên từ lớp trầm tích trong một cuộc khai quật khảo cổ ở Thonis-Heracleion. Hình ảnh được cung cấp bởi Christoph Gerigk ©Franck Goddio/Hilti Foundation.

Viện Khảo cổ học Dưới nước Châu Âu (IEASM) vừa công bố "một kho báu cổ xưa" đã được trục vớt từ thành phố Thonis-Heracleion bị chìm ngoài khơi bờ biển Ai Cập. Trong số những tàn tích dưới nước của một ngôi đền đã sụp đổ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một bộ sưu tập các hiện vật có giá trị, bao gồm di vật bằng vàng, đồ trang sức trang trí công phu, đồ gốm sứ, bình đựng nước hoa,... Tất cả như một minh chứng cho thấy sự giàu có và lòng sùng đạo của những cư dân trước đây của thành phố Thonis-Heracleion.

Vào thời hoàng kim khoảng 2.300 năm trước, thành phố Thonis-Heracleion được mệnh danh là Venice của sông Nile đồng thời cũng là một trong những cảng lớn nhất ở Địa Trung Hải vào thời điểm đó.

Theo iflscience, các nhà khoa học không rõ thành phố Thonis-Heracleion bị nhấn chìm dưới đáy biển vào thời gian nào ở thời cổ đại. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, thành phố bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao kèm theo động đất, sau đó là sóng thủy triều gây ra hiện tượng hóa lỏng đất. Do thiên tai kèm theo động đất nên có khoảng hơn 110 kilômét vuông của đồng bằng sông Nile đã hoàn toàn biến mất dưới đáy biển, bao gồm cả thành phố Thonis-Heracleion.

kho-bau-1696231615.jpg
Một chiếc bình hình con vịt bằng đồng tinh xảo được phát hiện trong số đồ gốm sứ của thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên trên địa điểm của khu bảo tồn Hy Lạp mới được phát hiện dành cho Aphrodite ở Thonis-Heracleion. Hình ảnh được cung cấp bởi Christoph Gerigk ©Franck Goddio/Hilti Foundation.

Sau khi được phát hiện vào năm 2000, thành phố Thonis-Heracleion trở thành nơi khai quật của nhiều nhà khảo cổ học. Cuộc khai quật mới nhất do Franck Goddio - Viện Khảo cổ học Dưới nước Châu Âu (IEASM) dẫn đầu.

Sau khi bắt tay vào công cuộc nghiên cứu, một nhóm các nhà khảo cổ học lặn đã tập trung nỗ lực vào kênh đào phía nam thành phố. Tại đây, họ phát hiện ra khối đá chìm và dầm gỗ của ngôi đền vĩ đại một thời đã bị sụp đổ trong một trận đại hồng thủy xảy ra ở khu vực vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.

 

Được biết, đây chính là ngôi đền thờ Amun, vị thần không khí, một trong những vị thần quan trọng nhất trong đền thờ Ai Cập cổ đại. Do tầm quan trọng của ngôi đền, cuộc khai quật đã phát hiện ra một loạt hiện vật quý giá, bao gồm các dụng cụ nghi lễ bằng bạc, đồ trang sức bằng vàng và hộp đựng nước hoa.

Franck Goddio, Chủ tịch IEASM và giám đốc khai quật, cho biết trong một tuyên bố gửi tới IFLScience:“Chúng tôi rất xúc động khi phát hiện ra những vật thể mỏng manh như vậy, vẫn tồn tại nguyên vẹn bất chấp sức tàn phá và cường độ của trận đại hồng thủy”.

kho-bau-1-1696231662.jpg
Các đồ vật bằng vàng, đồ trang sức... được phát hiện ở thành phố dưới đáy biển Thonis-Heracleion, thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Hình ảnh được cung cấp bởi Christoph Gerigk ©Franck Goddio/Hilti Foundation.

Chỉ cách ngôi đền một đoạn bơi ngắn, nhóm nhà khảo cổ cũng phát hiện ra tàn tích của một khu bảo tồn Hy Lạp dành cho Aphrodite, nữ thần tình yêu, nơi phát hiện ra những đồ đồng và gốm sứ quan trọng.

“Điều này cho thấy những người Hy Lạp được phép buôn bán và định cư trong thành phố vào thời các Pharaoh của triều đại Saite (664 đến 525 trước Công nguyên) ở đây đã có những thánh địa dành cho các vị thần của riêng họ. Sự hiện diện của lính đánh thuê Hy Lạp còn được thể hiện qua nhiều phát hiện về vũ khí Hy Lạp. Họ đang bảo vệ quyền tiếp cận Vương quốc ở cửa nhánh Canopic của sông Nile,” IEASM cho biết trong tuyên bố.

Thonis-Heracleion chỉ là một trong những thành phố bị thất lạc từ lâu ở Địa Trung Hải đang được nhóm này điều tra. Ở những nơi khác ở Ai Cập, cũng có những nỗ lực khám phá tàn tích bị chìm của Canopus, cũng như các phần của Alexandria cổ đại đã bị chìm xuống biển.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm