Khám phá

Phát hiện loài kỳ nhông mới ở Việt Nam: Vẻ ngoài đẹp như tượng tạc, dài chưa tới 10 cm

Loài kỳ nhông này nằm trong danh sách các loài mới được phát hiện ở châu Á có vẻ ngoài hấp dẫn với chiếc lưỡi màu cam sáng.

Hai loài tôm ngoại lai giá trị cao nhưng bị cấm nuôi ở Việt Nam, biết lý do ai cũng phải đồng tình / Loài sinh vật cực độc chỉ xuất hiện ở Việt Nam: Có khuôn mặt của ‘ác quỷ’, tên gọi nghe đã thấy sợ

Loài kỳ nhông mới ở Việt Nam

Theo trang IFL Science đưa tin, các nhà nghiên cứu đang xem xét kỹ lưỡng một loài kỳ nhông được tìm thấy trong các khu rừng thường xanh cận nhiệt đới ở Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Yong Huang chia sẻ: “Từ năm 2009 đến năm 2022, chúng tôi đã tiến hành một loạt khảo sát thực địa ở miền Nam Trung Quốc và thu thập một số mẫu vật thuộc phức hợp loài Calotes versicolor và phát hiện ra rằng quần thể mà chúng tôi cho là Calotes versicolor ở Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam là một quần thể mới, đây là loài chưa được mô tả và gồm có hai phân loài”.

Loài mới này được đặt tên là thằn lằn vườn Wang (Calotes wangi) theo tên Giáo sư Yuezhao Wang, cựu giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu động vật lưỡng cư và bò sát và Bảo tàng Bò sát.

Calotes wangi được tìm thấy ở các khu rừng lá rộng thường xanh cận nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam, chủ yếu ở vùng núi, đồi và đồng bằng ven rừng, đất canh tác, đất cây bụi và thậm chí cả vành đai xanh đô thị. Nó hoạt động ở bìa rừng, khi gặp nguy hiểm nó lao vào bụi rậm hoặc trèo lên thân cây để ẩn náu, theo các quan sát cho thấy thằn lằn nằm trên cành cây bụi dốc vào ban đêm, ngủ sát cành cây.

Bằng cách sử dụng trình tự DNA có sẵn của tất cả các loài đã biết trong chi Calotes, nhóm nghiên cứu có thể xây dựng cây phát sinh chủng loại của Calotes wangi. Đánh giá hình thái cũng cho thấy con đực trưởng thành mà nhóm nghiên cứu tìm thấy có đầu nhỏ hơn các quần thể Calotes khác ở Ấn Độ và miền Nam Trung Quốc và về tổng chiều dài, loài mới này chỉ dài 9 cm (3,5 inch). Tuy nhiên, một trong những đặc điểm phân biệt chính của nó là chiếc lưỡi màu cam sáng dùng để ăn côn trùng, nhện và các động vật chân đốt khác.

 

Ngoài Calotes wangi, phân tích di truyền còn phát hiện thêm hai phân loài nữa đó là thằn lằn vườn Hải Nam (Calotes wangi hainanensis) và Calotes wangi wangi.

Nhóm nghiên cứu tin rằng các loài và phân loài mới không bị đe dọa tuy nhiên chúng có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như bị sử dụng cơ thể để làm thuốc hoặc ăn thịt, đồng thời chúng phải đối mặt với một số khu vực môi trường sống bị chia cắt. Do đó, họ đề nghị chính phủ đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mạnh mẽ để bảo vệ các loài này.

Nghiên cứu được công bố trên ZooKeys.

- Video lửng mật ác chiến với 3 báo hoa mai. Nguồn: Latest Sightings.

 


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm