Phát hiện mối liên hệ giữa trí thông minh mềm và kích cỡ não
Công bố ấn phẩm đầu tiên về chất lượng không khí tại Việt Nam / 5 dòng sông ngắn nhất thế giới
Trí thông minh mềm là khả năng giải quyết vấn đề mới thông qua lập luận và sáng tạo.
(Nguồn: digitaltrends.com)
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với 424 người, trong đó có nhiều người có điểm số các bài kiểm tra về trí thông minh ở mức trung bình.
Những người tham gia được ngẫu nhiên chỉ định vào một trong ba nhóm được tác động về nhận thức hoặc nhóm chủ động kiểm soát.
Sự tác động được đưa ra dưới ba dạng gồm bài tập aerobic; bài tập kết hợp và huấn luyện về nhận thức; bài tập rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ và nhận thức. Trong khi đó, những người trong nhóm chủ động kiểm soát tham gia vào các nhiệm vụ tìm kiếm bằng hình ảnh trong suốt 16 tuần nghiên cứu.
Vào thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học kiểm tra trí thông minh mềm của những người tham gia như khả năng giải quyết các bài kiểm tra mới về logic và lập luận. Một số người tham gia được ngẫu nhiên lựa chọn để chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) não.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp khoa học để xác định thể tích những cấu trúc não, mà những nghiên cứu trước đó cho rằng có liên quan đến trí thông minh mềm.
Phân tích cho thấy mỗi nhóm tác động lại có một số cá nhân có thành tích vượt trội hơn so với những người còn lại trong các bài kiểm tra về trí thông minh mềm. Nhóm này gồm 71 người và tất cả đều có năng lực đặc biệt về não, giúp họ trở nên khác biệt so với những người khác trong nhóm.
Cụ thể, kích cỡ của một số cấu trúc não, vốn được xem là liên quan mật thiết đến trí thông minh mềm, của những người này là lớn hơn so với những người còn lại tham gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, có hai khu vực khác trong não lại có kích cỡ nhỏ hơn, đó là thùy đảo trán (frontal insula) và vỏ cận hồi hải mã (hippocampus).
Giáo sư tâm lý học Aron Barbey của Đại học Illinois nhấn mạnh các phát hiện trên đã giúp giải quyết một vấn đề trong nghiên cứu tác động nhận thức.
Trong lịch sử, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học thần kinh và não bộ đều tìm cách phát triển các sự can thiệp nhằm thúc đẩy khả năng nhận thức và tăng cường sức khỏe của não bộ. Tuy nhiên, các nỗ lực này đều không thành công.
Theo giáo sư Barbey, nguyên nhân thất bại có thể là do các nhà khoa học áp dụng một cách tiếp cận chung cho mọi đối tượng. Trong khi đó, mỗi con người đều có đặc điểm riêng giúp tạo nên năng lực nhận thức, cũng như tác động đến cách con người được hưởng lợi từ những hình thức rèn luyện nhất định.
Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào những vùng não, vốn được xem là có vai trò quan trọng với trí thông minh mềm.
Tuy nhiên, họ đã vô cùng ngạc nhiên rằng hai cấu trúc não gồm vỏ cận hồi hải mã và nhân đuôi não (là thể vân thuộc tập hợp các thân nơron nằm sâu trong chất xám của não - gọi chung là các nhân nền ở não) cũng liên quan chặt chẽ đến sự cải thiện trong bài ca bài kiểm tra về trí thông minh mềm.
Các nhân nền ở não tiếp nối nhau, nhận tín hiệu từ vỏ não vận động cảm giác, hệ thống lưới, tích hợp thông tin tạo một hệ thống hưng phấn-ức chế qua trung gian là đồi thị lên vỏ não để điều biến các động tác phức tạp đã được học tập và trở thành vô thức như viết....
Giáo sư tâm lý Ana Daugherty của Đại học Wayne State, trưởng nhóm nghiên cứu với giáo sư Barbey- nêu rõ các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng rằng những vùng não này sẽ giúp phân biệt giữa những người có khả năng phản hồi tốt nhất sau khi được tác động bằng các biện pháp tập luyện so với những người còn lại.
Các bộ phận này cũng chịu trách nhiệm về các năng lực liên quan hình ảnh và không gian, hay việc sử dụng trí nhớ trong quá trình lập luận.
Theo giáo sư Daugherty, các nghiên cứu chỉ ra rằng những khả năng này có thể liên quan mật thiết đến trí thông minh mềm hơn so với những quan điểm trước đây.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự liên quan giữa kích cỡ của các cấu trúc não nhất định với phản ứng của con người khi được tác động về nhận thức.
Công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Trends in Neuroscience and Education.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử