Khám phá

Phóng to bức tranh thời Thanh nổi tiếng phát hiện cảnh tượng xấu hổ, anh chàng tựa dưới gốc cây đang làm gì?

Chi tiết thú vị trong bức tranh cổ được nhiều người chú ý tới, qua đó thể hiện biệt tài của họa sĩ.

Bí mật về hậu duệ của Mã Siêu trong Tam Quốc: Là gia tộc nổi tiếng, được phong anh hùng dân tộc / Danh tính 2 hoàng hậu ngoại tộc khiến nhà Trần sụp đổ, tận mắt chứng kiến chồng bị cha ruột giết hại

Là một trong 10 bức tranh nổi tiếng hàng đầu được lưu truyền từ Trung Quốc cổ đại,"Thanh Minh thượng hà đồ"(Dọc sông trong lễ hội Thanh Minh) của hoạ sĩ thời Thanh được ví là "một thế giới được cuộn lại, cất trong bảo hộp" khi miêu tả xã hội với tổng thể không gian, con người ở những tầng lớp khác nhau.

Quan sát kỹ bức tranh hàng nghìn năm tuổi này, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều chi tiết thú vị và những nét lịch sự phản ánh đằng sau nó.

Bức vẽ từ hoạ sĩ tài năng

Năm 960 SCN, triều đại Bắc Tống được thành lập, trải qua sự cai trị của 2 thế hệ vua giúp đất nước ngày càng trở nên hưng thị. Khai Phong là thủ đô của triều đại Bắc Tống đã phát triển, trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Sự thịnh vượng của Khai Phong đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn, họa sĩ đương thời.

Zhang Zeduan là một hoạ sĩ lớn lên trong bối cảnh lịch sử như vậy. Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, từ nhỏ đã bộc lộ niềm yêu thích với hội hoạ. Ông đã sao chép các kiệt tác cổ trong nhiều thập kỷ và dần tích luỹ được kỹ năng hội hoạ. Khi bước sang tuổi 20, Zhang Zeduan đến thăm thành phố Khai Phong và thấy vô cùng ấn tượng.

Phóng to bức tranh thời Thanh nổi tiếng phát hiện cảnh tượng xấu hổ, anh chàng tựa dưới gốc cây đang làm gì? - Ảnh 1.

Bức vẽ "Thanh Minh thượng hà đồ" (Dọc sông trong lễ hội Thanh Minh)

Vào các ngày trong tuần, Zhang Zeduan thường mang theo dụng cụ vẽ tranh. Bất cứ khi nào có cảm hứng, ông sẽ ngồi xuống và phác hoạ. Ông thường ghi lại cảnh sinh hoạt của người dân, cảnh phố xá tấp nập. Những phác hoạ này đã đặt nền móng cho tác phẩm"Thanh Minh thượng hà đồ"sau này.

Nhờ sự nỗ lực nên sau này, Zhang Zeduan vào trở thành hoạ sĩ hoàng gia. Thành tựu hội hoạ của ông được giới tri thức và học giả thời bấy giờ ngợi ca. Ông được giao trọng trách tạo ra những bức tranh cho hoàng gia.

Vào năm 1085 SCN, Zhang Zeduan quyết định trình bày tất cả những gì ông quan sát và nghe được về thành phố này trên một bức tranh lớn.

Hàng ngàn khuôn mặt sống động như thật

Theo thống kê, bức tranh dài khoảng 5,3m, khắc hoạ 1695 nhân vật, hơn 60 loài động vật, hàng chục toà nhà và những chiếc thuyền. Ông đã sử dụng phương pháp phối cảnh rải rác để thể hiện sống động mọi sự vật trên phố Khai Phong lên giấy.

Điều đáng kinh ngạc là mọi sự vật, con người đều được khắc hoạ sinh động, biểu cảm tự nhiên và có mối liên hệ với nhau. Các công nhân đứng trên bến cầm dây thừng nhìn chiếc thuyền sắp cập bến. Các thuyền viên đang nhìn lên bờ để tìm nơi neo đậu. Cử chỉ chuyển động của từng nhân vật bộc lộ tâm trạng lúc bấy giờ.

 

Phóng to bức tranh thời Thanh nổi tiếng phát hiện cảnh tượng xấu hổ, anh chàng tựa dưới gốc cây đang làm gì? - Ảnh 2.

Điều đáng khen ngợi hơn nữa là Zhang Zeduan đã khắc hoạ được bản sắc xã hội của từng nhân vật theo trang phục, phong thái của họ. Những người mặc futou, quần ống thẳng, áo cổ vuông là quan lại, học giả thời bấy giờ. Còn những người mặc áo dài đơn giản là những người bình dân. Còn trang phục của người nông dân thường quần ngắn, đi dép rơm. Tất cả tạo nên sự tương phản tầng lớp rõ ràng.

Zhang Zeduan đã chọn các nhân vật từ mọi tầng lớp xã hội ở Khai Phong để khắc họa, bao gồm các học giả nho giáo, nhà sử học, người hát rong, thợ thuyền, thợ thủ công, nhà sư,…Hình ảnh dân thường tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng lại làm phong phú thêm cho bức tranh, khiến nó gần gũi hơn với đời thực.

Điều đáng kinh ngạc nhất đối với thế hệ tương lai là họa sĩ Zhang Zeduan khắc họa tác phong, động tác của từng nhân vật theo đúng danh tính, tầng lớp của họ. Chẳng hạn, người bán thịt trong tranh đang cầm một con dao lớn để cắt thịt với ánh mắt tập trung; bác sĩ đang ngồi thẳng lưng để kiểm tra nhịp tim cho bệnh nhân,… Mỗi nhân vật như một nhân chứng lịch sử sống động, cho chúng ta thấy được đời sống xã hội lúc bấy giờ.

Nhìn thế giới một cách chi tiết

Việc khắc họa hàng nghìn nhân vật với danh tính khác nhau trong bức tranh là một thử thách lớn cho khả năng quan sát và sáng tạo của họa sĩ. Thông qua việc quan sát cẩn thận trong cuộc sống, Zhang Zeduan có thể ghi lại những hình thái khác nhau của phố Khai Phong.

Phóng to bức tranh thời Thanh nổi tiếng phát hiện cảnh tượng xấu hổ, anh chàng tựa dưới gốc cây đang làm gì? - Ảnh 3.

Chẳng hạn khi khắc họa những cảnh như bến thuyền, Zhang Zeduan đã vẽ cử chỉ, động tác của những công nhân vô cùng tinh tế. Người chèo thuyền cầm một sào tre dài vung mái chèo ở mũi thuyền, nghiêng người về phía trước trong khi đang dùng hết sức. Hay một người đàn ông lực lưỡng mặc áo ngắn đang cúi xuống dùng sức nhấc bao tải lớn, chiếc túi bị kéo căng vì tác động của lực,… Hay thư sinh nọ ngồi trên thuyền khẽ cau mày, vẻ mặt tập trung như đang suy nghĩ điều gì đó. Những mô tả hành động tinh tế này giúp cảnh vật trở nên sống động như thật. Biểu hiện làm phing phú thêm thế giới nội tâm của các nhân vật.

 

Điều phản ánh rõ nhất kỹ năng của Zhang Zeduan là khắc họa chính xác khẩu hình. Để từ đó, chúng ta có thể đoán ra giọng điệu nhân vật. Chẳng hạn trong tranh xuất hiện một bà lão ôm con lừa há miệng to, vẻ mặt như đang hét lớn; ông già môi hơi hé, mỉm cười dường như đang trò chuyện vui vẻ,… Những đặc điểm này cung cấp dữ liệu ngôn ngữ có giá trị cho lịch sử.

Có thể thấy, Zhang Zeduan có trí nhớ như máy ảnh về những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống nên mới khôi phục lại sự nhộn nhịp của Khai Phong.

Một chi tiết thú vị về người đàn ông trong tranh đang ngủ

"Thanh Minh thượng hà đồ"có một chi tiết đặc biệt ấn tượng. Dưới gốc cây lớn trong tranh, một người đàn ông ăn mặc lôi thôi, chỉ mặc chiếc quần ngắn, đang ôm một viên gạch và ngủ.

Phóng to bức tranh thời Thanh nổi tiếng phát hiện cảnh tượng xấu hổ, anh chàng tựa dưới gốc cây đang làm gì? - Ảnh 4.

Người đàn ông đang ngủ dưới gốc cây.

Người đàn ông đang ngủ đó là người nhặt gạch. Sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, anh ta tìm đến bóng cây và ngủ ngay tại chỗ. Zhang Zeduan đã miêu tả một cách sống động tư thế ngủ và vẻ ngoài nhếch nhách, hài hước của anh ta. Điều này trở thành điểm nhấn thú vị cho bức tranh.

 

Zhang Zeduan đã ghi lại trung thực cảnh tượng trông thấy được. Dù họ là quý tộc, văn nhân hay người dân bình thường cũng đều được đối xử bình đẳng trong tác phẩm của ông. Quan điểm thẩm mỹ và thái độ sáng tạo cũng đã trở thành một trong những lý do khiến bức tranh này được truyền lại hàng nghìn năm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm