Khám phá

Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại

Theo lời của hậu duệ ‘Chí Phèo đời thực’, ông nội của họ là người giàu có trong vùng. Người phụ nữ đã ăn nằm với ông rồi có con, bỏ lại bên lò gạch là người đã có chồng con.

Vị tướng tài năng nhất Tam Quốc, vượt cả Lã Bố, Triệu Vân nhưng thiên hạ ít biết, có cái kết ảm đạm / Việt Nam thuộc triều đại nào thời Thần Điêu Đại Hiệp? Nữ đế duy nhất vì sao 20 năm biến mất bí ẩn?

Tất cả các tác phẩm văn học của Nam Cao đều được lấy cảm hứng từ người thật, việc thật. Ngôi làng Vũ Đại trong truyện của ông mang hình bóng của làng Đại Hoàng, quê hương nhà văn này. Làng Đại Hoàng xưa thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, nay là xóm 11, thôn 3, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Trong số các tác phẩm để đời của Nam Cao, truyện ngắn “Chí Phèo” đã quá nổi tiếng. Nhân vật Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến gắn liền với tác phẩm này được cho là được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu ngoài đời thực. Điều này được chính hàng xóm của nhà văn Nam Cao tại làng Đại Hoành xác nhận. Họ cho biết, hình tượng Chí Phèo xây dựng dựa trên nhân vật có thật. Đến nay, có 3 người được cho là nguyên mẫu của nhân vật Chí Phèo.

chi-pheo-1
Hình ảnh trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy (đạo diễn - NSND Phạm Văn Khoa) giữa Thị Nở (NSƯT Đức Lưu đóng) và Chí Phèo (NSƯT Bùi Cường đóng). Ảnh: Internet

Ông Trần Văn Đô, 74 tuổi, một giáo viên về hưu, người được xem là “pho sử sống” của làng Đại Hoàng. Ông Đô nhận định, có 3 người dân Đại Hoàng là cảm hứng cho Nam Cao viết ra nhân vật Chí Phèo, 2 người trong số đó có tên là Chí.

Đầu tiên, bạn học của Nam Cao, ông Trần Khang Hộ cho biết, một anh Chí không rõ quê quán, không rõ tên họ. Chỉ biết anh Chí này chuyên đi đòi nợ thuê trong làng. Sau khi đòi nợ, người này được cho vài xu mua rượu. Anh ta thường nằm phèo ra trên cái điếm canh đê. Tật xấu của anh Chí này là thường ăn vạ mỗi khi say.

chi-pheo-2
Hình ảnh trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy (đạo diễn - NSND Phạm Văn Khoa) giữa Thị Nở (NSƯT Đức Lưu đóng) và Chí Phèo (NSƯT Bùi Cường đóng).

Người thứ hai là anh Chí quê gốc làng Đại Hoàng, mồ côi từ n hỏ, nhà nghèo nên đành đi làm thuê cho nhà Trương Pháo. Nhà Trương Pháo chuyên mổ lợn thuê, có tài làm món ruột non rất ngon. Mỗi khi làm thịt lợn xong, Chí lại xin một chai rượu và một đoạn phèo để ăn uống. No say rồi anh ta về cái điếm ở chợ để ngủ. Nhưng khác với anh Chí đầu tiên, anh Chí này rất hiền, không biết rạch mặt ăn vạ hay chửi bới ai bao giờ.

Thầy Đô tin rằng cả 2 anh Chí đều là cảm hứng để tạo ra nhân vật Chí Phèo. Nhưng ông Trần Hữu Vịnh (người trông coi Khu tưởng niệm nà văn, liệt sỹ Nam Cao) thì tiết lộ còn có thêm một người khác là nguyên mẫu của Chí Phèo. Người này tên Trinh, là dân ngụ cư, không thân thích, bị nghiện rượu. Mỗi lần Trinh uống say lại chửi bới cả làng, đặc biệt là ăn vạ khi có ai làm gì mình.

chi-pheo-4
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh (áo trắng) trò chuyện với ông Trần Hữu Vịnh về các nguyên mẫu của Chí Phèo

Sau khi anh Chí chuyên đòi nợ thuê bỏ làng ra đi, ông Trinh này dựng lều ở tạm bên bến đò, cạnh lò gạch ở phía đông làng Đại Hoàng. Ngày đó có một bà bán trứng, bán trầu chuyên ỡm ờ với Trinh. Bà này đã có chồng con, là người hoàn toàn bình thường. Sau khi qua lại với nhau, bà bán trứng sinh được một bé trai, đặt tên là Trần Viết D. Xấu hổ với chồng con, bà ta bỏ đứa trẻ bên bến đò, gần lò gạch ông Trinh sống rồi bỏ đi biệt xứ. Đây có thể là cảm hứng đã được Nam Cao đưa vào truyện.

 

Trần Viết D sau này lớn lên trong vòng tay nuôi dưỡng của cha, rất giỏi chuyện làm ăn, chuyên buôn bán chuối và trứng. D hơn 40 tuổi mới lấy vợ rồi sinh được 2 người con gái là Trần Thị T (SN 1978) và Trần Thị H (SN 1980).

chi-pheo-5
Ông Nguyễn Thế Vinh nói chuyện với 2 con gái của ông Trần Viết D. Ảnh: VTC

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Sông Châu cũng công nhận ông Trinh là một trong những nguyên mẫu làm nên nhân vật Chí Phèo. Nhưng ông D có phải con của Chí Phèo hay không thì không thể xác thực bằng khoa học, huyết thống hay giám định gene.

Về cuộc đời hậu duệ “Chí Phèo đời thực”, ông D mất năm 1997, hiện ngôi nhà ngói của ông vẫn còn được con cái giữ lại. Tuy hiện tại đã cũ kỹ, nhưng ở thời của nó, đây vẫn là công trình khá khang trang. Dĩ nhiên, chủ nhân ngôi nhà cũng được đánh giá là một người sung túc.

chi-pheo-6
Căn nhà năm xưa của ông D nay vẫn được con gái giữ lại. Ảnh: VTC

Hai con gái ông D thú thật không biết ông nội mình là ai, cũng không nghe ai kể về người này. Họ tiết lộ: “Chỉ nghe dân làng nói gần, nói xa, ông nội em là người giàu có ở trong làng”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh thì nhận định: “Có thể nói, nếu ông Trần Viết D. đích thực là con ông Chí Phèo thì chị T., chị H. là cháu nội ông Chí Phèo. Cũng là điều mừng khi ông Trinh, một nguyên mẫu Chí Phèo, để lại hậu duệ của mình. Tổ tiên của họ là những người từng bị bần cùng hoá bởi chế độ thực dân phong kiến hà khắc”.

 

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm