Khám phá

Tại sao đại thần nhà Thanh đều nhịn ăn sáng và ngậm một miếng nhân sâm khi thượng triều?

Chúng ta đã xem nhiều bộ phim truyền hình về triều Thanh và thấy cảnh Hoàng đế mặc long bào, ngồi trên ghế rồng, nhìn xuống đại sảnh, các quan lại chỉnh tề xếp hàng dọc hai bên. Buổi thượng triều sẽ có một người thái giám dõng dạc mở đầu.

Tại sao án tử thường được thi hành vào mùa thu ở thời phong kiến? 3 LÝ DO khiến hậu thế tâm phục khẩu phục / Trong 'Tây Du Ký', lai lịch của Tôn Ngộ Không như thế nào? Phật Tổ Như Lai biết rất rõ ràng

Hình thức thượng triều này đã có từ lâu đời và thường diễn ra 1 đến 2 lần trong năm. Nếu nhà vua không tổ chức những 'buổi họp' như thế này sẽ bị coi là không làm tròn trách nhiệm. Trong những buổi thượng triều, các quan lại sẽ báo cáo tình hình với nhà vua và bàn việc đại sự.

đại thần nhà Thanh, quan lại, thượng triều, đại thần nhà Thanh không ăn sáng, đại thần ngậm sâm khi thượng triều

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên có một sự thật ít ai biết rằng trước khi tham gia, đại thần nhà Thanh đều nhịn ăn sáng và ngậm một miếng nhân sâm. Rốt cuộc vì sao họ lại làm vậy?

Hoàng đế nhà Thanh vào triều từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, các quan đại thần phải đợi trước ngoài cửa. Các Bộ trưởng sống gần có thể dậy lúc 3 giờ sáng, nhưng những người ở xa có thể phải dậy lúc một hoặc hai giờ sáng. Vì các phương tiện giao thông ngày xưa không phát triển như bây giờ.

đại thần nhà Thanh, quan lại, thượng triều, đại thần nhà Thanh không ăn sáng, đại thần ngậm sâm khi thượng triều

Các đại thần không những không ăn sáng vào buổi sáng mà còn đào thải trước nước tiểu và phân ra ngoài. Vì nếu họ muốn đi vệ sinh khi ở trong triều đình là bất kính với Hoàng đế. Hơn nữa, việc đi vệ sinh thời đó rất bất tiện, nhà vệ sinh không được đặt trong Hoàng cung. Thời phong kiến, người ta quan niệm rằng vật bài tiết là thứ không sạch sẽ, cho nên không được phép xuất hiện trong Hoàng cung, làm ô uế không khí Hoàng tộc, bởi vậy nên trong cung không có nơi gọi là "nhà vệ sinh".

Thời gian thượng triều thường không cố định, có khi dài có khi ngắn. Vì vậy, để trông không xấu và đồng thời bồi bổ thể lực, các đại thần thường cho nhân sâm thái lát vào miệng.

 

đại thần nhà Thanh, quan lại, thượng triều, đại thần nhà Thanh không ăn sáng, đại thần ngậm sâm khi thượng triều

Nhân sâm không chỉ có thể làm sảng khoái tinh thần, thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và làm dịu cơn khát, mà còn điều hòa hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể con người, cải thiện quá trình kích thích và ức chế của não, làm cho nó có xu hướng cân bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và chống hiệu ứng mệt mỏi.

Thời gian của các quan chức triều Thanh nhìn chung không cố định. Nếu không có nhiều việc thì có thể làm trong một giờ, nhưng nếu nhiều việc thì mất nhiều thời gian, mất cả buổi sáng, hơn nữa có thể cả ngày, Sâm có dược tính tuyệt vời và có thể bổ sung khí, huyết đầy đủ và hiệu quả trong thời gian ngắn.

đại thần nhà Thanh, quan lại, thượng triều, đại thần nhà Thanh không ăn sáng, đại thần ngậm sâm khi thượng triều

Nhân sâm được các quan chức ưa chuộng. Trên thực tế, còn có một nguyên nhân khác, đó là nhân sâm không có mùi vị, khi nói chuyện với người khác cũng không dễ bị phát hiện. Ngoài ra, nhân sâm có thể cải thiện chức năng tim, tăng sức co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim, tăng cung lượng tim và lưu lượng máu mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và rối loạn nhịp tim, tăng cường miễn dịch.

 

Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm