Tên lửa bắn loạt M-30 - vũ khí quân Đức khiếp sợ hơn cả Katyusha
Quân Slovakia chiến đấu cho phát xít Đức rồi lại chiến đấu cho Liên Xô ra sao? / UFO bí ẩn xuất hiện ở sân bay Đức
Hỏa lực đáng sợ hơn
“Katyusha” đã có mặt ở mặt trận từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến, nhưng không đủ hiệu quả để chống lại các công sự kiên cố. Do đó, các chuyên gia của Tổng cục Vũ khí Hồng quân chính bắt đầu phát triển các loại đạn mới, và vào tháng 5/1942, họ đã cho ra đời loại đạn tên lửa M-30 300 mm. Mục tiêu của nó trước hết là phục vụ nhiệm vụ phòng ngự.
Hố hình phễu trong lòng đất nơi M-30 phát nổ có đường kính 7-8mvà sâu tới 2,5m. Hỏa lực được thực hiện trực tiếp từ mặt đất. Bệ phóng được làm bằng thép góc có dạng khung nghiêng, trên đó có 4 bệ đỡ tên lửa M-30 được đặt thành một hàng, được lính Hồng quân đặt biệt danh là “Luka” («Лука»). Bề ngoài, việc lắp đặt giống như một chiếc hộp, đó là lý do mà lính Đức Quốc xã cho nó đặt biệt danh “thùng bắn” («стреляющие ящики»).
Đầu đạn chứa 28,9 kg thuốc nổ do một tên lửa M-13 đưa tới mục tiêu; sức mạnh gia tăng được bù đắp bởi tầm bắn tương đối ngắn - đến 3 km. Trong khi Katyusha thường xuyên bắn xa hơn, và kết quả là hiệu quả của việc sử dụng nó không trở nên rõ ràng ngay lập tức, gây khó khăn cho việc điều chỉnh hỏa lực, tầm bắn M-30 trực tiếp trên chiến trường như vậy giúp cho việc sử dụng có thể linh hoạt căn cứ theo tình hình cụ thể,
Công tác chuẩn bị cho việc bắn khá đơn giản – chỉ bố trí các “thùng bắn” dưới góc nâng cần thiết với sự trợ giúp của các giá đỡ có thể tháo rời và ổn định bằng cách cố định xuống mặt đất. Nhóm bệ phóng được trang bị một thiết bị đóng ngắt đặc biệt của công binh; các quả đạn được phóng bằng xung điện do thiết bị tạo ra. Theo nguyên tắc, một số bệ phóng được sử dụng cùng một lúc để tăng sức mạnh của loạt bắn, nhưng có những trường hợp chỉ sử dụng đơn lẻ.
Một nhược điểm đáng kể của M-30 là thời gian triển khai đến vị trí chiến đấu từ vị trí hành quân kéo dài đến vài giờ, cũng như cần số lượng lớn phương tiện vận chuyển đạn pháo và bệ phóng. Do đó, đến năm 1944, các kỹ sư Liên Xô đã phát triển hệ thống phóng tên lửa BM-31-12; lúc đầu, trên cơ sở khung gầm xe ZiS-6 nội địa, nhưng sau đó khung gầm xe Studebakers của Mỹ đã được sử dụng. Vào cuối chiến tranh, việc sử dụng M-30 từ mặt đất trên thực tế đã không xảy ra.
Sử dụng chiến đấu
Lần đầu tiên M-30 tham chiến vào ngày 5/7/1942 tại Mặt trận phía Tây, vùng Tula. Những chiếc M-30 tỏ ra xuất sắc trong cả khả năng phòng thủ và tấn công, trong các trận đánh ở Stalingrad, chiến dịch tấn công Nevyansk và hàng chục trận chiến tương tự, cả trên lãnh thổ của Liên Xô và Tây Âu, bao gồm cả Đức. Có dữ liệu cho thấy M-30 đã tham gia chiến dịch Berlin.
Khi quân đội đã đôi dư các bệ phóng loại này, các đơn vị lớn được thành lập để sử dụng quy mô lớn. Từ giữa năm 1942, các giàn M-30 được trang bị cho các sư đoàn súng cối cận vệ, mỗi sư đoàn gồm ba lữ đoàn mỗi lữ đoàn gồm bốn tiểu đoàn. Tổng cộng, một sư đoàn súng cối có 864 bệ phóng. Với một loạt bắn, một lữ đoàn có thể bắn 1152 quả đạn với tổng trọng lượng hơn một trăm tấn.
Liên Xô đặc biệt coi trọng việc hình thành các sư đoàn súng cối. Đặc biệt, theo lệnh của Bộ Chỉ huy Tối cao ngày 27/6/1942, tất cả những người đứng đầu các đầu mối trực tiếp của Bộ Quốc phòng, theo lĩnh vực phụ trách, đều phải chịu trách nhiệm ưu tiên cung cấp cho các sư đoàn súng cối cận vệ M-30 mọi thứ cần thiết. Năm 1943, quân đoàn đột phá được thành lập, trong đó có sư đoàn được trang bị M-30, tuy nhiên nó chỉ tạo được ưu thế chiến lược trong phạm vi chiến trường tương đối hẹp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách