Thầy thuốc cổ truyền Madagascar được "ma" truyền nghề?
Điều ít biết về quần thể di tích người Tubar / Người xưa đếm như thế nào khi chưa có chữ số?
Ông sống độc thân trong một căn nhà gỗ - một chỗ ở xa xỉ đối với miền quê nghèo có nhiều gia đình mà hàng chục nhân khẩu phải sống chen chúc nhau trong không gian nhỏ hẹp. Bên trong nhà có một tấm thảm vàng-nâu được làm đẹp bằng những bức tranh vẽ chim và bướm cùng hoa lá. Công cụ hành nghề, hộp đựng thuốc và chiếc xe được xếp chồng lên nhau trên một chiếc giường khá lớn.
Ông có thể khám bệnh qua điện thoại, chuyển thuốc và "bùa" chữa bệnh trên khắp toàn quốc. |
Ngồi trên nền đất của mái nhà lợp tranh, Mbola giải thích về "duyên" nghề thầy thuốc đã đến với ông đượm chất thần bí. "Vào năm 1975, tôi bị bệnh. Tôi phải uống Zebu (một loại thuốc cổ truyền Madagascar hòa với máu của gia súc có bướu, chẳng hạn lạc đà). Ngay sau đó, một "con ma" vọt lên từ lòng biển khơi và đến dạy cho tôi biết mọi thứ", ông kể.
Sau đó, có đến 4.860 "con ma", chúng ngồi lên vai tôi. Tôi đã nhầm chúng là những vị thần, chúng dạy tôi cách chữa bệnh và đối xử với mọi người", ông tiếp tục kể. Ông là một trong nhiều thầy thuốc chữa bệnh bằng "bùa phép" ở Madagascar, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới có đến 80% người dân sống trong điều kiện cực nghèo khổ.
Thuốc và phương pháp của Mbola trái ngược với y học hiện đại, tuy nhiên ông là trụ cột của cộng đồng ở vùng miền xa xôi mà người dân cảm thấy bị lãng quên hoặc thiếu cơ sở y tế. Từ trong ngôi nhà nhỏ ở Amondro, Mbola khám bệnh cho người dân và chỉ định phương pháp điều trị. "Có 2 loại bệnh, có người mắc bệnh cần phải đến bệnh viện và có người thì không", ông cho biết.
"Tôi đã phá vỡ lời nguyền và chữa trị cho người bị bệnh tâm thần. Nếu có ai đó đi lang thang trên đường không có quần áo và không thấy xấu hổ, người ta có thể đến với tôi... Cộng đồng sẽ chấp nhận người đó nếu đến với tôi để chữa bệnh", ông chia sẻ.
Dù cho, hiệu quả chữa bệnh khác nhau, những thầy thuốc cổ truyền vẫn là thành viên không thể tách rời của cộng đồng, văn hóa và di sản bản xứ. Họ hành nghề mạnh ở những nơi thiếu bác sĩ, theo nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Madagascar chỉ có 60% dân số sống ở khu vực địa lý thuận lợi có cơ hội tiếp cận cơ sở y tế.
Những người bị ốm, bệnh ở khu vực xa xôi hẻo lánh có thể phải "cuốc" bộ hàng chục cây số hoặc hơn để được trợ giúp y tế. Mong chờ sự giúp đỡ quanh khu vực sinh sống vô cùng khó. Madagascar có cơ sở hạ tầng kém phát triển nhất trên thế giới và chất lượng đường sá thuộc tốp dưới xếp hạng toàn cầu của Trung tâm Thương mại Thế giới: 120/148 quốc gia.
Sau khi bắt mạch, nhìn lưỡi và mắt cũng như sắc da v.v để khám bệnh, Mbola sẽ mở tủ lấy một số công cụ hành nghề rồi bày chúng ra nền nhà để phác thảo sơ đồ điều trị cho bệnh nhân.
Dưới chân ông là những hạt giống được trộn thành đống cùng với tiền xu, bao gồm đồng Malagasy (tiền Madagascar) và franc cũ. Bên cạnh đó là một cỗ bài tây, một vài mảnh xương động vật, tràng hạt và một vài mảnh gỗ nhỏ.
Bệnh nhân không cần phải có mặt khi khám bệnh, Mbola cho biết. Ông có thể khám bệnh qua điện thoại, chuyển thuốc và "bùa" chữa bệnh trên khắp toàn quốc. Để được khám theo dịch vụ này, khách hàng chỉ cần phải trả 200 Malagasy có trị giá ít hơn 0,10 USD. Khi phương pháp điều trị được xác định, bệnh nhân sẽ phải trả chi phí tùy thuộc vào từng loại bệnh, tuy nhiên, chỉ vài trăm Malagasy. Thầy thuốc Mbola khẳng định luôn chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Những mảnh gỗ của Mbola được khắc hoặc viết chữ nguệch ngoạc để định danh một phương pháp điều trị cụ thể. Một số mảnh gỗ là củi lụt (gỗ rừng bị nước lũ cuốn trôi từ thượng nguồn xuống hạ nguồn của một dòng sông/suối), một số mảnh số khác được cưa từ cây quanh nhà. Ông còn có một bộ đồ nghề khác để chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Đây là một thị trường có thể kiếm nhiều tiền trong khu vực nông nghiệp, nơi mà gia súc rất có giá.
Mbola cũng cho biết ông có thể làm "bùa yêu"(?). "Nếu một người đàn ông muốn cưới người không quan tâm đến anh, tôi sẽ giúp anh ấy theo cách này", Mbola nói, trong khi với tay lấy một bánh xà bông màu hồng tươi. Một loại "thuốc đặc biệt" được hòa với xà bông, sau đó tôi hướng dẫn anh chàng độc thân rửa tay, thế là tình yêu của anh sẽ được chấp nhận.
Sự hiện diện phổ biến của những thầy lang đã bén rễ sâu ở nhiều khu vực đang phát triển trên toàn thế giới, bao gồm Madagascar. Một số phương pháp chữa bệnh được chứng nhận có hiệu quả. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một nghiên cứu phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược trị bệnh giời leo (zona) của các thầy thuốc cổ truyền ở Uganda có hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng