Tìm hiểu loài kỳ nhông khổng lồ đặc biệt ở Nhật Bản
Loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng / Người tiền sử đã từng diệt chủng các loài thú lớn
Hiện tượng bí ẩn về sự tồn tại của loài kỳ nhông lạ ở Nhật Bản với thân hình khổng lồ thời gian gần đây làm dấy lên nghi ngờ về loài vật đột biến. Tuy nhiên các nhà khoa học đã xác nhận về sự tồn tại thực sự của loài kỳ nhông khổng lồ này.
Sự tồn tại của loài kỳ nhông khổng lồ kỳ lạ này đến gần đây mới được giải đápLoài kỳ nhông khổng lồ này thuộc họ kỳ nhông có chiều dài khoảng 1,5m và chuyên sinh sống vào ban đêm. Loài kỳ nhông này được xếp vào dạng rất quý hiếm.Được biết, con kỳ giông khổng lồ này thuộc giống kỳ giông khổng lồ Nhật Bản. Nó còn có tên khoa học là Andrias japonicus. Ở Nhật, nó được người dân gọi với cái tên Osanshouo, nghĩa là cá hạt tiêu khổng lồ. Đây là loài kỳ giông lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.
Loài kỳ nhông khổng lồ rất hiếm nên việc chúng xuất hiện là một hiện tượng bí ẩnKỳ giông khổng lồ của Nhật Bản, giới hạn trong các suối nước lạnh và trong, sống hoàn toàn dưới nước và sinh hoạt về đêm. Không giống như những loài kỳ giông khác rụng mang sớm trong chu kỳ sống của chúng, chúng chỉ ngoi đầu lên mặt nước để lấy không khí mà không mạo hiểm ra khỏi nước và lên mặt đất. Ngoài ra do kích thước lớn và thiếu mang, chúng bị hạn chế ở khu vực nước chảy và chứa nhiều ôxy.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng bí ẩn sự tồn tại của chúngKỳ giông khổng lồ Nhật Bản đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm, sự mất môi trường sống (trong số những thay đổi khác là sự lắng đọng bùn ở các con sông nơi nó sinh sống), và săn bắt quá mức. Nó được IUCN coi là loài sắp bị đe dọa, và đã được đưa vào Phụ lục I của CITES.
Nó có thể được tìm thấy trên các đảo Kyushu, Honshu và Shikoku ở Nhật Bản. Trong quá khứ, chúng đã bị người ta đánh bắt ở các con sông, suối làm thực phẩm, nhưng hiện nay việc săn bắn đã chấm dứt bởi các đạo luật bảo vệ.
Sự tồn tại của hiện tượng bí ẩn, kỳ nhông khổng lồ này cần được bảo vệVòng đời tương tự như của loài kỳ giông lưỡng cư, ngoại trừ nó không lên cạn và vẫn ở dưới nước trong suốt cuộc đời. Cụ thể, đến mùa sinh sản kỳ giông khổng lồ Nhật Bản bơi ngược lên các dòng suối miền núi để đẻ trứng. Kỳ giông đực phóng tinh dịch lên trứng do kỳ giông cái đẻ ra. Ấu trùng sinh ra từ trứng đã thụ tinh và mất mang khi biến hóa thành kỳ giông trưởng thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'