‘Tình một đêm’ của hoàng đế nhà Minh và cung nữ
Từ Ninh Cung vốn là nơi ở của hậu phi tiền triều nhà Minh - Thanh nhưng gần như không ai ở từ thời Hoàng đế Khang Hi, rốt cuộc là vì sao? / 3 Hoàng hậu đáng thương nhất nhà Minh: Người bị Hoàng đế dọa đến mức sảy thai, kẻ bị phế truất nhưng thảm nhất là người bị bỏ mặc trong biển lửa
Minh Thần Tông (4/9/1563- 18/8/1620), niên hiệu Vạn Lịch, tên khi sinh là Chu Dực Quân là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất- 48 năm trong lịch sử triều Minh. Lên ngôi từ năm chưa đầy 10 tuổi, Minh Thần Tông chưa thông thuộc triều chính, nên đành phó thác nhiều việc cho Trương Cư Chính. Dưới sự phò tá minh mẫn của vị quan thanh liêm này, triều Vạn Lịch có được giai đoạn phát triển cực thịnh từ năm 1572- 1582. Tuy nhiên, sau khi Trương Cư Chính lâm trọng bệnh qua đời, Minh Thần Tông một mình xoay sở việc triều chính lại tỏ rõ là một hôn quân, ăn chơi sa đọa, bỏ bê triều chính.
Minh Thần Tông
Để xả nỗi bức xúc vì phải sống khép nép, khuôn phép dưới sự chỉ bảo nghiêm khắc của Trương Cư Chính, sau khi người thầy qua đời, Vạn Lịch bèn ra lệnh bắt giết họ hàng thân thích của gia tộc họ Trương, đồng thời khôi phục hàng loạt chức quan mà Trương Cư Chính đã bãi miễn rồi tiếp tục sủng ái, trọng dụng lũ hoạn quan trong triều.
Trong vài năm, Vạn Lịch cảm nhận được thú vui khi ngự trên ngai vàng, cảm nhận được quyền uy khi đường đường chính chính đứng đầu thiên hạ. Nhưng “hảo cảnh bất trường”, sau những tháng ngày thảnh thơi ấy, Vạn Lịch phát hiện mình đang chìm nghỉm trong nỗi ưu tư, phiền não mới. Nếu Trương Cư Chính còn sống chắc hẳn sẽ giúp hoàng đế tiêu bớt sầu lo. Nhưng giờ, Vạn Lịch thấy bơ vơ. Ông cần một người để gánh vác, hóa giải giùm mình những phiền muộn.
Năm Vạn Lịch thứ 6, khi hoàng đế tròn 16 tuổi, dưới sự cầm trịch của Lý Thái hậu, triều đình đã cử hành hôn lễ trọng đại lập tiểu thư họ Vương làm hoàng hậu. Vương hoàng hậu cử chỉ đoan chính, hầu hạ Lý Thái hậu hết mực ân cần, nên được bà vô cùng sủng ái. Chính vì tính cách ấy, dù nhà vua không mấy mặn mà với Vương Hoàng hậu, nhưng vẫn dành sự kính trọng đặc biệt cho bà. Điều đáng tiếc nhất là vị hoàng hậu này không thể sinh con. Đó chính là nỗi ưu phiền của Vạn Lịch sau khi dẹp yên những mối họa bên mình. Dù vậy, vị vua này vẫn con cái đề huề với những người phụ nữ khác. Nếu tính riêng quý tử, Vạn Lịch hoàng đế có tới 8 con trai.
Trưởng nam của nhà vua là Chu Thường Lạc sinh tháng 8 năm thứ 10 Vạn Lịch. Khi ấy, Trương Cư Chính đã mất được hai tháng. Mẫu thân của vị thái tử này cùng họ Vương với Hoàng hậu, nhưng về thân phận thì lại kém xa. Nàng chỉ là một cung nữ trong cung Từ Ninh của Lý Thái hậu.
Theo ghi chép trong “Minh sử hậu phi truyện”, mối quan hệ giữa hoàng đế và cung nữ họ Vương nảy sinh thật tình cờ. Đó là câu chuyện giữa một chàng thanh niên phong lưu, thiếu trách nhiệm và người con gái thân phận thấp hèn.
Vào một ngày cuối năm Vạn Lịch thứ 9, theo lệ thường, nhà vua tới cung Từ Ninh thỉnh an mẫu hậu và tình cờ trông thấy cung nữ này. Sự việc sau này cho thấy, hoàng đế không hề có tình cảm với Vương thị, nhưng ngày hôm đó như có “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” khiến ông quyết định lâm hạnh cùng nàng. Và kết quả của buổi chung đụng giữa hai người chính là thái tử Chu Thường Lạc, mà sau này hoàng đế Minh Quang Tông- vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất trong lịch sử triều Minh, hay còn gọi là “hoàng đế một tháng” của phong kiến Trung Quốc.
Theo quy định nhà Minh, nhất ngôn nhất hành của hoàng đế đều được ghi chép cẩn thận trong “Khởi cư chú”. Quy định này đã sớm xuất hiện từ thời nhà Hán và tiếp tục duy trì tới triều Minh. Hoàng thất bấy giờ cũng quy định, bất luận hoàng đế từng chung đụng giường chiếu với người phụ nữ nào, người ấy đều có hồng phúc đón nhận tặng phẩm vua ban. Thời gian, địa điểm, đích danh cụ thể lẫn số vật phẩm đều được ghi chép cẩn thận và coi đó làm bằng chứng để đối chiếu khi “long tử” chào đời. Việc này cũng phải trình tấu với thái hậu. Về lý, nguyên tắc này giúp đảm bảo huyết thống chính xác của các “long chủng”.
Khi ấy, Vạn Lịch chưa tròn 20 tuổi. Vì lỡ “tư hạnh” với Vương thị, nhưng không muốn thiên hạ tỏ tường, nên sự việc dù được ghi chép trong “Khởi cư chú”, nhưng nhà vua giấu biệt, không bẩm báo với Thái hậu. Cho tới khi chuyện Vương thị mang thai bị bại lộ, Lý Thái hậu mới hiểu rõ chân tướng sự việc. Trong lòng bà khấp khởi mừng vui. Xét về gia sự, hỷ tín này báo hiệu thái hậu sắp lên chức bà, xét về quốc sự, nếu giọt máu mà Vương thị đang mang là nam thai, thì hoàng vị chắc chắn có người nối dõi. Vương Hoàng hậu tiến cung đã ngót 5 năm vẫn không động tĩnh chuyện thai nghén, khiến bà phiền muộn bấy lâu, nay Vương cung nữ bỗng dưng có tin mừng, điều ấy khẳng định, con trai bà không hề lâm bệnh về đường sinh sản.
Nhưng khi thái hậu dò hỏi chuyện này, Vạn Lịch lại thoái thác chối quanh. Thái độ của nhà vua khiến bà không hài lòng. Cực chẳng đã, Lý Thái hậu bèn giở “Khởi cư chú” ra xem. Chứng cứ rành rành khiến Vạn Lịch đành phải thú nhận mọi chuyện.
Trông cách biểu hiện của con trai, Lý Thái hậu mười mươi biết rõ tình cảm mà Vạn Lịch dành cho Vương Thị chỉ là “tình một đêm”. Dưới sự can dự của bà, cung nữ Vạn Thị đã được sắc phong là Cống Phi vào tháng 4 năm Vạn Lịch thứ 10. Bốn tháng sau, quả nhiên, Vương Cống Phi hạ sinh được một quý tử, đặt tên là Thường Lạc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách