Khám phá

Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu?

Về cơ bản, tốc độ bóng đêm dựa vào hai thứ, hoặc bạn chính là thứ vật chất bị bóng đêm vô tận của hố đen nuốt trọn, hoặc bạn đứng đủ xa để chiêm ngưỡng thứ gì đó rơi xuống vực đen vĩnh hằng.

Những loài cá mập có khả năng phát ánh sáng xanh lá độc đáo / Lạ lùng quan tài vua Trung Quốc tỏa ánh sáng ngũ sắc

Tốc độ ánh sáng vẫn là một trong những hằng số quan trọng nhất của vật lý học, và vì ánh sáng có từ thuở hồng hoang đến giờ, những triết gia, những nhà khoa học từ thuở xưa đã có những quan sát nhất định về ánh sáng.Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho ra đáp số299.792.458 m/s là vận tốc của ánh sáng. Vậy tốc độ của bóng đêm là bao nhiêu?

Ảnh minh họa.

Câu trả lời đơn giản là nó chính là tốc độ ánh sáng. Thứ chúng ta vẫn quen gọi là “tốc độ ánh sáng” thực chất là tốc độ của sự truyền, và không phải lúc nào nó cũng là yếu tố quyết định con số tốc độ cuối cùng. Ví dụ, khi đèn trên nóc ngọn hải đăng xoay, tốc độ của phần bóng nó tạo nên trên nền đất tăng dần khi tiến ra càng xa khỏi ngọn hải đăng.

Nếu bạn đứng đủ xa so với ngọn hải đăng, bóng của nó lướt trên đầu bạn sẽ còn nhanh hơn cả tốc độ truyền ánh sáng cơ (trong Vũ trụ, sao neutron chính là minh chứng của hiện tượng này). Trong các trường hợp vừa nêu, tốc độ ánh sáng có độ trễ riêng: nếu ánh sáng từ ngọn hải đăng chiếu thẳng tới bạn vào thời điểm 12 giờ đúng, bạn sẽ thấy tia sáng lóe lên chậm một chút. Tuy thế, tốc độ của sự việc diễn ra tại điểm bạn đứng không thay đổi gì.

Vậy, bóng tối có thực sự tồn tại không?

Nếu như tắt được Mặt Trời, Trái Đất cũng không chìm trong bóng tối vĩnh hằng đâu. Ánh sáng từ sao, từ tinh vân, từ các vụ bùng nổ trên không gian sẽ tràn ngập bầu trời. Hành tinh này và mọi thứ có trên nó, bao gồm cả cơ thể chúng ta, đều phát ra ánh sáng hồng ngoại. Tùy thuộc vào cách tắt Mặt Trời để xem liệu nó sẽ tiếp tục tỏa sáng theo cách nào nữa. Con người còn thị lực, ta sẽ còn nhìn thấy được thứ gì đó. Không một cơ chế tiếp nhận ánh sáng nào có thể xác định được một bóng đen hoàn toàn cả, bởi lẽ nếu không có gì phát nguồn sáng, sự dao động lượng tử cũng tạo ra ánh sáng. Ngay cả hố đen, vật thể đen đúa nhất ta từng biết, cũng phát ra thứ ánh sáng riêng. Vật lý khác xa với đời thực, ánh sáng luôn đánh tan bóng đêm.

Bóng đêm không thuộc về phạm trù vật lý, mà giống một trạng thái nhận biết hơn. Việc photon có đập vào mắt ta không, tế bào nằm trên võng mạc có ghi nhận ánh sáng để kích thích não bộ tạo hình ảnh không, không giải thích được việc não tiếp nhận bóng đêm ra sao, nó cũng bí ẩn tương tự như độ dài của bước sóng đại diện cho cảm nhận của màu sắc và âm thanh vậy. Trải nghiệm của ý thức con người thay đổi tùy theo thời điểm, nhưng bản chất những trải nghiệm ấy lại không chịu ảnh hưởng bởi thời gian. Hiểu theo nghĩa này, bóng đêm sẽ không có tốc độ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm