Khám phá

Tội danh này ở thời phong kiến, kể cả Hoàng đế cũng không ân xá nổi, đó là tội gì?

Thời xưa trong các triều đại phong kiến, Hoàng đế là người xây dựng luật và là người có thể ân xá cho bất kỳ tội phạm nào. Tuy nhiên với tội “chế tạo người tàn tật” thì không ai có thể ân xá.

Ngoài hưởng lạc, Càn Long còn rất chăm chỉ kiếm tiền, nghe cách Hoàng đế tăng thu nhập cho triều đình mà ngỡ ngàng / Lăng mộ nguy hiểm nhất Trung Quốc, một khi đã đi vào thì sẽ chỉ có một con đường chết

Tội danh nào nặng nhất thời cổ đại?

Không chỉ thời nay mà ngay từ thời cổ đại cũng sẽ bắt gặp những người ăn xin tật nguyền ngồi trên đường. Hình ảnh này chúng ta cũng sẽ thấy trong nhiều bộ phim Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người trong số họ có thể là phiên bản của việc “chế tạo người tàn tật”.

>> Xem thêm: Bí ẩn đằng sau pho tượng biết đổi màu mặt trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng

tội danh chế tạo người tàn tật ở thời phong kiến 5

Tội danh chế tạo người tàn tật ở thời phong kiến, Hoàng thượng cũng không thể ân xá.

Nói một cách đơn giản, một số băng nhóm đã sử dụng các phương pháp vô nhân đạo để biến một đứa trẻ bình thường thành một con quái vật với tứ chi kỳ dị hoặc sự kết hợp giữa người và động vật. Mục đích là chiếm được lòng thương cảm của thiên hạ hoặc làm công cụ biểu diễn trò tiêu khiển.

Một sự việc tàn khốc như vậy đã được ghi lại trong lịch sử của triều đại nhà Thanh. Vào thời Càn Long, ở Tô Châu có hai người dắt một con “khuyển” với thân hình to lớn hơn, giống như con ngựa Tứ Xuyên, lông dựng đứng, có khả năng làm thơ, và không thể nói nên lời. Sự việc này sau khi điều tra, người ta thấy rằng đây là một vụ "chế tạo người tàn tật" nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Rùng mình trước bức ảnh hiếm hoi lột tả sự tàn nhẫn của hình phạt 'dìm lồng heo' thời phong kiến

tội danh chế tạo người tàn tật ở thời phong kiến 4

Người được gọi là "con chó" hóa ra là một con người, nó là một "con quái vật" do con người tạo ra. Còn về quá trình làm "quái vật" thì vô cùng tàn nhẫn. Khi người ăn mày này bị băng đản bắt gặp, đầu tiên anh ta bị bắt uống thuốc câm. Sau đó họ giết một con gấu, lột da và quấn quanh người ăn mày.

 

Tội danh này kể cả Hoàng đế cũng không ân xá nổi

Lệnh ân xá được ban khi phạm nhân là những người thân cận bên cạnh Hoàng thượng, đại thần hoặc hoàn cảnh của hắn được Hoàng đế thông cảm. Ngoài ra, vào dịp đăng cơ của Hoàng đế kế nhiệm, sau sinh nhật 15 tuổi của Hoàng đế và lễ mừng thọ sau 60 tuổi của Hoàng thái hậu thì các phạm nhân cũng có cơ hội được hưởng ân xá.

>> Xem thêm: Làm thế nào người xưa biết rằng con người cần phải ăn muối?

tội danh chế tạo người tàn tật ở thời phong kiến 3

Song, luật pháp cổ đại của Trung Quốc vẫn có những ngoại lệ nhất định. Một khi ai đó phạm những tội danh cực nặng như phản quốc, giết cha mẹ, "chế tạo người tàn tật"… không ai có thể ân xá cho hắn, kể cả thiên tử. Trong đó, tội nặng nhất là "chế tạo người tàn tật".

 

Hình phạt cho tội danh này là gì?

Vị Hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Minh xuất thân từ tầng lớp dưới cùng của xã hội, và ông biết rõ sự tàn khốc của hiện tượng này. Trong “Minh luật” quy định rõ: Một khi phát hiện ra những việc như vậy sẽ bị xử tử bằng hình thức lăng trì và trừng phạt nghiêm khắc. Không chỉ trừng phạt kẻ trực tiếp gây án, mà các thành viên trong gia đình hắn ta cũng phải chịu cảnh lưu đày 2000 dặm, dù có biết hành vi phạm pháp của hắn hay không. Toàn bộ tài sản của gia đình phạm nhân sẽ bị tịch thu và dùng để bồi thường cho gia đình nạn nhân.

>> Xem thêm: Bí ẩn ‘ngôi làng ma’ 1.000 tuổi ‘bừng tỉnh' sau gần 3 thập kỷ dưới đáy hồ

tội danh chế tạo người tàn tật ở thời phong kiến 1

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm