Khám phá

Tôn Ngộ Không nguyên mẫu thực sự trông như thế nào? Bích họa 1000 năm bị lộ, 'vạch trần' tất cả: Khác xa trong Tây Du Ký

Tôn Ngộ Không thực sự trông như thế nào? Bức bích họa từ ngàn năm trước bị lộ, hóa ra Tôn Ngộ Không trông như thế này.

Quá trình ướp xác tự nhiên diễn ra thế nào? / Bí ẩn 40 xác 'tàu ma' dưới đáy biển Hắc Hải

"Tây Du Ký" là tác phẩm kể về hành trình của Đường Tăng sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh, mang kinh Phật về để truyền bá ở phương Đông. Đáng nói, tác phẩm này được cho là lấy cảm hứng từ hành trình thỉnh kinh có thật trong lịch sử.

Theo ghi chép lịch sử, cuộc hành trình thỉnh kinh của nhà sư Đường Tăng mất 17 năm và 50.000 dặm,và ông đã đến thăm "ba mươi tám quốc gia".

Thực chất, trong phim điện ảnh và truyền hình chuyển thể từ Tây Du Ký, hình tượng của Tôn Ngộ Không có phần tích cực hơn, tuy nghịch ngợm nhưng đối xử chân thành với Đường Tăng, võ công cường tráng, vẻ ngoài uy nghiêm. Tuy nhiên, mô tả trong tác phẩm gốc về nhân vật này là: “Anh ta có đôi mắt tròn, đôi tai dài, mặt đầy lông, khuôn mặt gầy, miệng nhọn và đôi má hóp lại. Thân hình chưa đến 4 feet (1.2m).”

Ảnh minh hoạ.

Chi tiết đáng chú ý về ngoại hình thực sự của Tôn Ngộ Không là mặt hóp hơn con người rất nhiều.

Đáng nói, câu chuyện về Đường Tăng được viết sớm nhất bởi một nhà văn người Mông Cổ - Cổ Dương Na vào đầu thời nhà Minh. Từ đó hình tượng Tôn Ngộ Không cũng từng bước được phát triển và cuối cùng là trong Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân viết .

Trong cuốn "Thái Bình Quảng Ký", do người đời nhà Tống viết, có một chi tiết về "Vô Chi Kỳ" trong rất giống như việc Tôn Ngộ Không phải đầu hàng sau cuộc bạo loạn ở Thiên Cung và sau đó bị phong ấn trên núi Ngũ Chỉ.

Tất nhiên, có rất nhiều nghiên cứu về “Tây Du Ký”, tuy đây là một cuốn tiểu thuyết kinh điển nhưng nó cũng ẩn chứa những hàm ý lịch sử. Vào thời nhà Tống, tuy không có ai viết truyện nhưng những câu chuyện về hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng

Một bích hoạ có niên đại hơn 1.000 năm thể hiện nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không cũng từng được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện ra ở trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90km.

 

Bức tranh này mô tả về việc khi Đường Tăng ngồi trên lưng ngựa sang Tây Trúc thỉnh kinh , có một số một số đệ tử đi theo, có một người đội "lời nguyền trói buộc" (được cho làm vòng kim cô) trên đầu.

Theo nghiên cứu của chuyên gia, người đàn trong hình dạng khỉ với cái miệng sắc nhọn và đôi má hóp trong bức bích họa này chính là nguyên mẫu thực sự của Tôn Ngộ Không,

Tuy nhiên, nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không không trung thành như Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân viết. Đáng nói, nhân vật này còn có ác niệm và lên kế hoạch giết Đường Tăng. May mắn thay, Đường Tăng vẫn bình tĩnh trước nguy hiểm.

Đường Tăng nguyên mẫu cũng không như trong Tây Du Ký miêu tả vì nếu mềm yếu như vậy thì có lẽ vị nhà sư này đã trên đường đi trong hành trình 5 vạn dặm. Khả năng của Đường Tăng vô cùng đáng nể.

Hơn nữa, Đường Tăng đến Tây Trúc đã,tìm hiểu rất nhiều về địa lý, tình hình ở các quốc gia này.

 

Tôn Ngộ Không hay Đường Tăng đều có nguyên mẫu gốc. Tuy nhiên nếu đánh đồng tác phẩm văn học với lịch sử sẽ có sai lệch lớn. Hơn nữa không thể phủ nhận Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là một tác phẩm đỉnh cao của Trung Quốc!

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm