Trong thời cổ đại, tại sao lấy vợ lại dùng từ 'cưới', còn tiểu thiếp lại dùng từ 'nạp'?
Không có xà phòng, người xưa gội đầu bằng cách nào? Hậu thế: 'Không phải tự nhiên mà tóc họ đen mượt đến vậy!' / Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?
Quan hệ vợ chồng là khởi đầu của quan hệ con người, sau đó mới có truyền thừa. Đây chính là mối quan hệ khởi nguồn cho việc nối dõi dòng họ, cũng là tiếp bước để có được đời nhau. Một trong những bước cực kỳ quan trọng cho mỗi một thệ hệ dù cho ở bất kỳ thời kỳ nào. Thế nên người vợ đầu tiên mà đàn ông lấy được gọi là kết tóc phu thê, khi lấy về được gọi là phu nhân, có thể quản lý mọi việc trong gia đình, có thể vào từ đường, sau khi qua đời có thể vào phần mộ của gia tộc.
Chính bởi điều đó, vì gia đình, vì đời sau, xã hội đã quy phạm nhiều luân lý đạo đức đối với nữ tử, cực kỳ coi trọng nữ tử có giữ gìn lễ nghĩa, ôn hòa nhân hậu, trung trinh hay không, cần phải cưới về một cách quang minh chính đại, danh chính ngôn thuận. Thê tử kết tóc đều là những khuê nữ đài các được gả tới nhà chồng, được gọi là “cưới”.
Tiểu thiếp đa phần đều là người phụ nữ có xuất thân không cao quý hoặc không môn đăng hộ đối nhưng lại được đấng trượng phu vô cùng yêu mến, sủng ái.
Các tiểu thiếp (vợ lẽ) của đàn ông khi lấy về thì lại được gọi là “nạp”. Nạp thiếp có nghĩa là tùy tiện, không cần chú trọng nhiều yêu cầu, tương đối dễ dàng, không cần phải tìm hiểu nhiều như thế. Chỉ cần có tiền, hai bên yêu thương thì có thể trở thành vợ chồng ngay lập tức. Chính vì như thế mà đàn ông nhà giàu thời cổ đại có thể tùy tiện đem một nữ tử ở lầu xanh về nhà làm thiếp một cách thoải mái.
Không chỉ trong cung mới có những màn cung đấu nảy lửa mà giữa vợ cả với các tiểu thiếp trong gia đình quyền quý ngày xưa cũng khốc liệt không kém.
Thế nên, nạp thiếp chẳng có nhiều lễ tiết phức tạp, cũng không cần thông qua sự đồng thuận của song thân phụ mẫu, cũng không cần bà mối làm chứng. Dù cũng là vợ chồng nhưng địa vị thấp hơn chính thất (vợ cả) trong xã hội và gia tộc. Thậm chí còn bị người ta coi thường, không được phép vào từ đường, không được vào phần mộ của gia tộc, còn có thể không được thừa nhận là người trong gia tộc.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ