Khám phá

Văn hóa tìm kiếm thực phẩm hoang dã độc đáo của xứ Mặt trời mọc

Tìm kiếm thức ăn tự nhiên có thể là một cách mới và bổ ích để trải nghiệm lối sống của người dân Nhật Bản.

Đại Thanh sẽ ra sao nếu Quang Tự giết chết Từ Hi và lên nắm quyền? Phổ Nghi nêu 3 hậu quả khôn lường / Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng 'tiếng hét' có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp?

Không gian thiên nhiên ở Nhật Bản vô cùng đẹp và rực rỡ, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng bạn có biết rằng bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một bữa ăn ngon từ chính không gian đó hay không?

Từ những khu rừng tốt tươi, những ngọn núi cao đến bờ biển dài và cánh đồng lúa, tất cả đều là những nơi tuyệt vời để tìm kiếm các loại cây ăn được như măng, dương xỉ, nấm dại và rong biển.

Độc đáo văn hoá tìm kiếm thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã của người Nhật Bản - Ảnh 1.

Tìm kiếm thức ăn là hoạt động văn hoá đáng trải nghiệm tại Nhật Bản.

Có nhiều tài liệu cho rằng người Nhật đã tìm kiếm thức ăn dưới một số hình thức kể từ Thời kỳ đồ đá mới, tương đương 10.000 năm trước công nguyên. Nền văn minh Jomon vào thời điểm đó có một chế độ ăn uống với khoảng 30% là hạt dẻ ngựa được hái lượm từ môi trường hoang dã. Hiện nay, khi tìm kiếm thức ăn, loại thực vật phổ biến nhất mà người Nhật có thể tìm thấy được là các loại sansai (rau núi), rong biển và nấm.

Trong Thời kỳ Heian (794 - 1185), hái lượm sansai được xem là một hoạt động cao quý, thường được thực hiện bởi các quý tộc khi họ có dịp tụ tập ở vùng nông thôn. Đến thời kỳ Edo (1603 - 1867), sự phong phú của các loại sansai đã cứu nhiều người thoát khỏi nạn đói.

Nhìn chung, sansai thường có vị rất đắng, điều này khiến nó trở nên khó ăn đối với những người không quen vị đắng như vậy. Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của sansai là dùng để bổ sung hương vị cho các món soba (món mì làm từ hạt kiều mạch).

Độc đáo văn hoá tìm kiếm thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã của người Nhật Bản - Ảnh 2.

Nhóm những người đàn ông đang hái nấm trên thân cây gỗ.

 

Việc tìm kiếm thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào các mùa, mỗi thời kỳ trong năm sẽ mang lại nhiều loại thực vật và thảo mộc của riêng nó. Chẳng hạn như cỏ tre vào mùa xuân, quả mọng vào mùa hè và nấm vào mùa thu. Nhìn chung, tìm kiếm thức ăn là cách tuyệt vời để kết nối với các mùa trong năm.

Đối với những người đã quen thuộc với việc tìm kiếm thức ăn, họ có thể thích nghi rất tốt với sự thay đổi của thời tiết. Tuy nhiên, đối với những người vừa mới bắt đầu tìm kiếm, có một số thứ cần thiết mà bạn sẽ cần phải mang theo trước đi xuất phát.

Đầu tiên, bạn sẽ cần một chiếc hộp để đựng thức ăn thu thập được, đồng thời cần có dao hoặc kéo để dễ dàng thu hoạch. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo các trang bị khác như găng tay, thức ăn, nước và chuông báo hiệu để đề phòng tình huống bất trắc.

Ngoài ra, bất kỳ ai chưa có kinh nghiệm đều nên đi cùng với hướng dẫn viên địa phương. Tìm kiếm thức ăn là hoạt động thay đổi rất nhiều theo mỗi địa điểm, và việc hái hoặc ăn nhầm cây có thể dẫn tới hậu quả xấu cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Dưới đây là một số loại cây thường tìm được trong môi trường tự nhiên ở Nhật Bản và công dụng của chúng.

Độc đáo văn hoá tìm kiếm thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã của người Nhật Bản - Ảnh 3.

Các loại nấm ăn được trong tự nhiên.

 

1. Dẻ ngựa Nhật Bản

Hạt dẻ ngựa (tochi no ki) đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của Nhật Bản. Hàm lượng calo cao của loại hạt này đã giúp cải thiện nạn đói vào thời kỳ Edo.

Với đặc tính dễ sinh trưởng, loại cây này có thể được tìm thấy ở vùng thành thị cũng như nông thôn. 2 công thức nấu ăn phổ biến với loại hoạt này là tẩm bột chiên giòn hoặc nấu cùng súp miso.

Độc đáo văn hoá tìm kiếm thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã của người Nhật Bản - Ảnh 4.

Hạt dẻ ngựa Nhật Bản.

 

2. Ngải cứu

Ngải cứu (hay yomogi) có thể được tìm thấy trên khắp các vùng đất của Nhật Bản, từ vùng núi cho đến cánh đồng. Đây là một loài cây có sức sống mạnh mẽ và có thể phát triển ở bất cứ nơi nào có ánh mặt trời. Lá của ngải cứu thường có dáng thon và mùi thơm đặc trưng.

Trong quá khứ, ngải cứu thường được sử dụng cho các mục đích y học như hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường năng lượng. Ngày nay, người ta còn dùng ngải cứu để làm các loại bánh kẹo truyền thống, chẳng hạn như bánh mochi.

3. Củ cải dại

Củ cải dại Nhật Bản (hama-daikon) thường được tìm thấy trên các bãi biển hoặc dọc theo bờ sông vào đầu mùa xuân. Loài cây này khá dễ nhận biết với những chùm bông màu trắng, tím mọc trên đỉnh thân cây dài. Công thức phổ biến để chế biến củ cải dại là ngâm với muối để loại bỏ vị đắng, sau đó mang đi chiên giòn.

- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm