Vẻ đẹp kỳ thú trên cung đường sắt qua đèo Hải Vân
“Nín thở” trên những con đèo Hà Giang đẹp không kém Mã Pí Lèng / Ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Đèo Hải Vân thuộc dãy Trường Sơn ở miền trung Việt Nam. Đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng. Ảnh: Tàu lên dốc và đi xuyên hầm qua núi (Địa phận Hải Vân Nam- Đà Nẵng). |
Hải Vân là con đèo hiểm trở bậc nhất trên con đường thiên lý bắc nam từ xưa. Đây cũng là một vị trí địa lý hiểm yếu do kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước từ biên giới phía tây tới sát biển phía đông. Đèo Hải Vân có chiều dài 21km, với đỉnh cao nhất là 496m so với mực nước biển. Giao thông qua đèo Hải Vân khó khăn đối với đường bộ và đường sắt do địa hình hiểm trở. |
Cung đường sắt Hải Vân là cung đường vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga: Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (nằm giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế). Trong đó các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo. Cung đường sắt Hải Vân nằm phía đông trục đường bộ (Quốc lộ 1), sát biển. |
Cung Hải Vân đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui, trong đó hầm ngắn nhất là 85m, hầm dài nhất là 600m. Cung Hải Vân có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Trước kia, khi các đoàn tàu vượt Hải Vân, ngành đường sắt dùng đầu máy hơi nước hay các đầu máy diesel thế hệ cũ đều phải tăng cường thêm một đầu máy đẩy. Tàu qua Hải Vân đi với một tốc độ rất chậm… |
Có những đoạn tàu đi sát ra biển, ở trên tàu có thể nhìn thấy biển ngay phía dưới |
Một bên là vách núi, bên kia là vực sâu. |
Lán trại của công nhân bảo dưỡng sửa chữa đường sắt tại khu vực giữa đèo. Ở Hải Vân rừng núi hoang vu, địa hình hiểm trở. Để đảm bảo cho công việc tiến hành được nhanh nhất, những người công nhân đều phải bám lấy những cung đường và làm việc rất vất vả. |
Một công nhân đang sửa chữa đường dây điện – thông tin trên tuyến. |
Trên cung đường Hải Vân, du khách đi tàu có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Từ trên tàu có thể thấy những vách núi dựng đứng ở phía Tây và biển Đông ngay sát dưới chân; từ cửa sổ toa tàu có thể nhìn thấy cả đoàn tàu đang uốn lượn men theo triền núi. |
Cho dù hiện nay tuyến đường bộ đã có hầm Hải Vân xuyên qua núi thì nhiều người vẫn chọn cách đi tàu để có thể thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú của Hải Vân – nơi giao thoa giữa hai miền nam bắc, nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” |
Một dòng suối chảy ra biển trên cung đường sắt Hải Vân. |
Nhà ga ở địa phận Bắc Hải Vân. |
Đây là trạm kỹ thuật và nơi tránh tàu. Tất cả các ga trên cung Hải Vân đều không đón trả khách và hàng hoá. |
Một đoàn tàu hàng đang chờ tránh tàu Thống Nhất ở ga Hải Vân Bắc. |
Góc cua rất gấp, có thể nhìn thấy cả đoàn tàu. |
Biển Lăng Cô thuộc địa phận Thừa Thiên - Huế. |
Ga Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), nơi kết thúc cung đường sắt Hải Vân theo chiều nam – bắc. |
Đoạn đường Lăng Cô, đã qua con đèo, độ cao tuyến đường sắt gần với mực nước biển |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'